Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpCạnh tranhNăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện như thế nào?

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện như thế nào?

Năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố vừa thể hiện được khả năng, lợi thế của doanh nghiệp vừa là cách thức nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Vậy năng lực cạnh tranh là gì? Hãy cùng công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu ngay sau đây.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là gì?

Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) là những yếu tố, khía cạnh thể hiện khả năng, lợi thế của chủ thể doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh (bao gồm đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp) trong việc tạo ra việc làm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nguồn lao động, nguồn thu nhập nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng đem lại nguồn lợi nhuận lớn.

Như vậy, Năng lực cạnh tranh chính là một cách thức tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế, xã hội nói chung. Theo đó, có thể hiểu đây là yếu tố quan trọng khẳng định thành quả lao động và năng suất cao trong hoạt động kinh doanh.

Năng lực cạnh tranh là gì?
Năng lực cạnh tranh là gì?

Các cấp độ năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh được thể hiện ở ba cấp độ cụ thể bao gồm:

– Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành.

Năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng của một đất nước trong việc đạt được những thành quả trong việc tăng trưởng kinh tế và mức độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian nhằm tăng mức sống của người dân. 

– Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là các doanh nghiệp đó tận dụng các nguồn nội lực và tận dụng các yếu tố bên ngoài hiệu quả nhằm tạo ra các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận và doanh thu cao hơn qua đó cải thiện vị thế của mình trên thị trường kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh khác.

– Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ được xác định bằng phần trăm thị phần của sản phẩm trên thị trường. The đó, các nhà nghiên cứu sẽ xem xét đánh giá năng lực sản phẩm dựa trên chi phí và năng suất sản xuất của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: Năng lực cạnh tranh là gì?

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay một quốc gia thì có thể dựa vào các tiêu chí sau đây:

– Thị phần: đây có thể hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trong tổng dung lượng thị trường. Theo đó, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì càng khẳng định được sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng rộng.

– Năng suất lao động:hay còn là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo chỉ tiêu sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm. Theo đó, nếu năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh sẽ càng lớn. Thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của doanh nghiệp. 

– Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận được hiểu là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

– Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: đây là yếu tố được đúc kết nên trong một khoảng thời gian dài bằng việc thể hiện qua chất lượng sản phẩm, hoạt động xã hội hay thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Những doanh nghiệp đã có thương hiệu từ lâu sẽ thường xuyên đầu tư vào chất lượng sản phẩm, phát triển những cái mới nhằm tạo nên sự khác biệt để cạnh tranh với các mặt hàng của doanh nghiệp mới nổi trên thị trường. 

– Trách nhiệm đối với xã hội: đây là tiêu chí đánh giá cao đối với các doanh nghiệp. Bởi để có được năng lực cạnh tranh cao thì doanh nghiệp phải đảm bảo các sản phẩm do hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sẽ không gây tác động xấu đến môi trường. Theo đó, sản phẩm phải được cấp chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.

Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố thể hiện được vị thế của doanh nghiệp, nền kinh tế đất nước trên thị trường trong nước và quốc tế chính vì vậy phải có những giải pháp để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đối với Nhà nước

Để các doanh nghiệp năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế thì nhà nước cần có những chính sách, phương hướng nhằm đẩy mạnh hoàn thiện những quy định pháp lý, cơ chế đối với các doanh nghiệp.

Cụ thể là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng; ngăn chặn những hành vi làm phát sinh chi phí không liên quan, không chính thức cho doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; nghiên cứu nội dung của các FTA thế hệ mới cải cách thể chế tạo dựng môi trường, chính sách kinh tế phù hợp

Để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; cải tiến thủ tục cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; Tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục-đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại… cho doanh nghiệp.

Để doanh nghiệp tạo ra được nhiều mặt hàng chất lượng thì Nhà nước cần có những chính sách phát triển thị trường khoa học-công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn lao động; trang bị nguồn kiến thức cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc hay cá nhân quản lý doanh nghiệp.

Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như: dệt may, kim loại chế tạo…;

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: vải, thép chế tạo, vật liệu mới… để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu;

Phát triển chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh; tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới…

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp

Có thể nói Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh còn vấn đề quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh vẫn là tự bản thân của mỗi doanh nghiệp.

Theo đó, để theo kịp với thị trường cạnh tranh các doanh nghiệp phải chủ động khảo sát thị trường, nắm bắt cơ hội, đồng thời tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập, phát triển.

Để hoạt động kinh doanh đi đúng hướng thì đòi hỏi người đứng đầu doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật tri thức mới, trau dồi những kỹ năng chuyên môn cần thiết để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức.

Mỗi doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…

Đồng thời, doanh nghiệp cần thiết phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của DN đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments