Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpTổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?

Hoạt động “tổ chức lại” doanh nghiệp có thể diễn ra trong nội bộ một doanh nghiệp, nhằm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là hoạt động cấu trúc lại, diễn ra giữa một số doanh nghiệp với nhau.

1- Khái niệm

Theo cách hiểu của Viện Ngôn ngữ học, tổ chức là “làm cho thành một chỉnh thể có một cấu tạo, một cấu trúc có chức năng nhất định, làm cho có trật tự, có nề nếp”. Hiểu theo nghĩa này, hoạt động “tổ chức lại” doanh nghiệp có thể diễn ra Tổng nội bộ một doanh nghiệp, nhằm sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là hoạt động cấu trúc lại, diễn ra giữa một số doanh nghiệp với nhau. Trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm “tổ chức lại doanh nghiệp” được hiểu là hoạt động cấu trúc lại doanh nghiệp diễn ra trong một doanh nghiệp hoặc giữa một số doanh nghiệp, bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc điểm

Tổ chức lại doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

Về đối tượng: Đối tượng được tổ chức lại là doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại, gọi chung là doanh nghiệp được tổ chức lại.

Về nguyên tắc: tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, song, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Ví dụ: Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, vấn đề chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tư nhân không được đặt ra, do tính chất một chủ sở hữu và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tổ chức lại dưới dạng chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hoàn toàn có thể được.

Về tính chất: Tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động có thể làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là: Ở trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, việc tổ chức lại doanh nghiệp làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí có thể là doanh nghiệp khác loại hình. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất, doanh nghiệp bị chuyển đổi, doanh nghiệp bị chia…

– Về hệ quả pháp lý: Tổ chức lại doanh nghiệp có đặc trưng là tồn tại sự kế thừa, chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại. Điều này làm hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng không cần thiết đến các đối tác và người lao động của doanh nghiệp được tổ chức lại. Nói cách khác, tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

Về hình thức thực hiện tổ chức lại: Tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra với các hình thức đa dạng, gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyền đổi doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tổ chức lại doanh nghiệp là gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments