Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpCạnh tranhLợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Có thể nói dù bất kỳ một thị trường nào thì việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng là một phương hướng nhằm giúp phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Hãy cùng công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu ngay sau đây.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những yếu tố làm cho doanh nghiệp nổi bật hơn các đối thủ cùng kinh doanh trong một lĩnh vực về các khía cạnh như thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn so với những doanh nghiệp khác và ngày càng nắm giữ được vị thế thuận lợi và phát triển bền vững trên thị trường kinh doanh. 

Lợi thế cạnh tranh?
Lợi thế cạnh tranh?

Các loại lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh được biết đến với ba loại khác nhau đó là lợi thế cạnh tranh về chi phí, sự khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ và chiến lược thị trường ngách. Cụ thể như sau:

Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Lợi thế cạnh tranh về chi phí được hiểu là khi doanh nghiệp đó có khả năng sử dụng nguồn chi phí hợp lý như lực lượng lao động lành nghề, nguyên vật liệu thô rẻ hoặc kiểm soát hiệu quả các nguồn chi phí phát sinh để tạo ra giá trị tối đa cho người tiêu dùng. Chi phí có thể được giữ ở mức tối thiểu bằng nhiều cách khác nhau như: cắt giảm các khoản bổ sung cung cấp cho khách hàng,  tái cấu trúc sản phẩm để tạo ra các sản phẩm hiệu quả tiết kiệm chi phí, hay tạo ra một phương thức phân phối mới…

Sự khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ

Có thể nói sự khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ cũng là một trong những loại để doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, nếu một doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt trong việc sản xuất sản phẩm hay dịch vụ có giá trị hiệu quả đối với người tiêu dùng vượt trội hơn so với các sản phẩm thông thường trên thị trường thì sự khác biệt đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chiến lược thị trường ngách

Thị trường ngách được hiểu là một phân khúc của thị trường lớn hơn có thể được xác định bằng nhu cầu, sở thích hoặc bản sắc riêng của thị trường đó làm cho nó khác biệt với thị trường nói chung. Hầu hết mọi thị trường đều có thể được cải tiến hoặc phân chia thành nhiều thị trường ngách nhỏ hơn dựa trên các nhu cầu cụ thể.  Theo đó, để xác định thị trường ngách có thể dựa vào một yếu tố cơ bản sau:

  • Giá cả
  • Nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức thu nhập…)
  • Tâm lý học (sở thích, giá trị…)
  • Địa bàn

Có thể nói việc lựa chọn tập trung vào một thị trường ngách là một quyết định kinh doanh chiến lược nhằm phục vụ tốt hơn một lượng khách hàng nhất định so với các đối thủ nhắm đến thị trường lớn hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngách đó và ngày càng mở rộng hơn phạm vi.

Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh là gì?

lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Có thể nói việc xây dựng lợi thế cạnh tranh là một trong những mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến. Khi một doanh nghiệp tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì vị thế của doanh nghiệp đó cũng ngày càng được nâng cao từ đó kéo theo doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Dưới đây là một số phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường:

Sự khác biệt 

Có thể nói một trong những yếu tố tạo nên sự thu hút đối với người tiêu dùng là những sản phẩm/dịch vụ mới lạ, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn có của người mua. Theo đó, để làm tốt được điều này thì doanh nghiệp cần phải có cái nhìn sâu sắc và bao quát được chính xác những gì họ muốn hoặc cần và làm thế nào để đáp ứng được những nhu cầu ấy cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa bằng cách làm như sau:

  • Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao hơn
  • Tạo thương hiệu đặc biệt
  • Đầu tư vào các chiến lược tiếp thị thông minh

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ là một chiến lược khó thực hiện vì các yếu tố để tạo nên một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị luôn luôn thay đổi dựa trên thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, để làm được điều này doanh nghiệp cần phải đi trước, đón đầu các xu hướng của ngành và liên tục điều chỉnh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình để phù hợp với sự năng động của thị trường.

Lợi thế chi phí (Cost Leadership)

Một chiến lược khác có khả năng giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh là tập trung vào việc dẫn đầu về chi phí. Chiến lược này dựa trên ý tưởng cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng với chi phí thấp nhất. Một số phương pháp thực hiện chiến lược lợi thế chi phí của doanh nghiệp như sau:

  • Tăng hiệu quả hoạt động
  • Tìm kiếm các kênh phân phối hiệu quả hơn
  • Thương lượng giá thấp cho các vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của họ

Nhìn chung, các doanh nghiệp đầu tiên trong ngành của họ đạt được thành công nhờ sự cân bằng giữa việc cung cấp giá trị cao với chi phí thấp nhất để tăng thị phần của họ một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chiến lược này thường có thể đạt được lợi thế cạnh tranh dễ dàng hơn.

Lợi thế tập trung

Phương pháp này cụ thể là việc tập trung vào việc thu hẹp đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp khi loại trừ các phân khúc ngành khác. Theo đó, việc điều chỉnh một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc sản xuất ra sản phẩm đó và cung cấp cho khách hàng những giá trị tốt nhất. Phương pháp lợi thế tập trung thường được thực hiện bằng cách áp dụng chiến lược chi phí hoặc chiến lược khác biệt hóa cho thị trường mục tiêu được lựa chọn cẩn thận.

Thách thức của việc áp dụng chiến lược lợi thế tập trung nằm ở việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu. Phân khúc thị trường lý tưởng trọng tâm nên có những nhu cầu bất thường không được đáp ứng. Mặc dù có thể xác định các thị trường này và đưa ra các giải pháp phù hợp cho chúng, nhưng rất khó để cung cấp giá trị với chi phí tương đương hoặc thấp hơn các giải pháp thay thế trong ngành.

Lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh được hiểu là khả năng của một công ty trong việc sản xuất hàng hóa hoặc các loại sản phẩm hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, tạo ra lợi thế so sánh. Xuất phát từ tâm lý chung của khách hàng là luôn có xu hướng lựa chọn loại rẻ hơn trong số hai sản phẩm có chất lượng tương đương nhau do 2 nhãn hiệu cung cấp…

Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh

Xem thêm: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo chỗ đứng trên thị trường là điều vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng nên các phương pháp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, cụ thể như sau:

Tận dụng các thị trường ngách

Một trong những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là những thị trường lớn đã được các doanh nghiệp có quy mô lớn nắm giữ và đã tạo được một niềm tin nhất định đối  với khách hàng nên việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn gia nhập thị trường này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trái lại đối với các thị trường ngách các doanh nghiệp lớn sẽ ít khai thác đến và khó thâm nhập nền đây là nơi lý tưởng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lợi thế cạnh tranh đến từ sự khác biệt

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ lợi thế về quy mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đó là việc mang lại giá trị cho khách hàng. Theo đó, sự khác biệt trong việc tạo ra sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay mẫu mã sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong dài hạn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments