Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpĐầu tưNgành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo pháp luật hiện hành

Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo pháp luật hiện hành

Hiến pháp 2013 thừa nhận mọi cá nhân đều có quyền tự do kinh doanh nhưng không phải ngành nghề nào cũng được lựa chọn để thực hiện hoạt động này. Theo đó, pháp luật quy định các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của cộng đồng. Vậy ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm những ngành nghề nào? Hãy cùng công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu ngay sau đây.

Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

Cấm đầu tư kinh doanh là gì?

Cấm đầu tư kinh doanh được hiểu là việc cơ quan Nhà nước quy định các chủ thể kinh doanh không được phép đầu tư kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm.

Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh là gì
Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh là gì

Xem thêm: Đầu tư và kinh doanh

Danh mục các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, Điều 10 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:

(1) Cấm kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục 1 Luật đầu tư 2020:

Những chất ma túy bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục I Luật Đầu tư, gồm 47 loại, trong đó có những chất ma túy điển hình sau: Acetorphine, Cần sa và các chế phẩm từ cần sa, Heroine,  Methcathinone….

Bên cạnh đó, việc sản xuất, sử dụng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:

Các chất ma túy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần.

(2) Cấm kinh doanh một số loại hóa chất, khoáng vật:

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với các loại hóa chất, khoáng vật được quy định cụ thể gồm bốn nhóm tại Điều 7 Luật hóa về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất và 14 nhóm tại Điều 12 Luật năng lượng nguyên tử quy định về những hành vi bị nghiêm cấm.

Theo Phụ Lục II Luật Đầu tư 2020, các loại hợp chất và khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm 18 loại hóa chất độc như Các hợp chất O-Alky, phosphono fluoridate, Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh, hơi cay Nitơ, Saxitoxin, Ricin;…

(3) Cấm kinh doanh một số mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã  và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ nhiên:

Mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục 1 Công ước quốc tế các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp được chia thành ngành động vật có dây sống bao gồm lớp động vật có vú, lớp chim, lớp bò sát, lớp lưỡng cư, lớp cá sụn, lớp cá, lớp cá phối và ngành da gai, ngành chân khớp, ngành thân mềm, ngành ruột khoang.

Mẫu vật các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục III Luật Đầu tư năm 2014. Trong đó, thực vật gồm ngành mộc lan, ngành thông. Động vật gồm lớp vú, bò sát, lớp chim..

Như vậy, ta nhận thấy, về bản chất, pháp luật không cấm toàn bộ, mà chỉ hạn chế một cách nghiêm ngặt việc sản xuất, sử dụng các loại sản phẩm trên.

Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

(4) Cấm kinh doanh mại dâm

Hiện nay, có 9 hành vi mại dâm bị nghiêm cấm theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm gồm: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm, các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật là các hoạt động bị nghiêm cấm. Hành vi mại dâm có tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh, làm biến dạng nhân cách, gây ảnh hưởng trật tự công cộng và thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của con người. 

(5) Cấm mua, bán người, mô, xác bộ phận cơ thể, bào thai người.

Trong lĩnh vực này các ngành nghề kinh doanh bị pháp luật cấm bao gồm:

– Thứ nhất: Mười nhóm tại Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. 

– Thứ hai: Mười hai nhóm tại Điều 3 về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật phòng, chống mua bán người năm 2011.

(6) Cấm hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại điểm g Khoản 2 Điều 5 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

(7) Cấm kinh doanh pháo nổ

(8) Cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Luật đầu tư 2020 đã cấm dịch vụ đòi nợ vì lý do dễ bị lợi dụng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nhưng trên thực tế không phải tất cả các hoạt động đòi nợ thuê đều có hại, vì vậy pháp luật nên quy định chặt chẽ hơn đối với việc cấm việc đòi nợ thuê phạm pháp và xử lý những hành vi lạm dụng, biến tương gây nguy hại cho công dân và cộng đồng.

Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài

Ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

Nhà nước khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, mở rộng và phát triển thị trường; đồng thời đưa gần hơn thị trường quốc gia với thế giới để tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, pháp luật quy định không phải tất cả các ngành nghề đều được phép đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, tại Điều 53 Luật đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư không được đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề sau đây:

– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các Điều ước quốc tế có liên quan.

– Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Như vậy đối với những ngành nghề trên Nhà đầu tư không được đầu tư kinh doanh ra nước ngoài dưới bất cứ hình thức nào.

Như vậy, việc pháp luật quy định về các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài vừa hướng đến việc tuân thủ nguyên tắc đầu tư nói chung đồng thời chống lại các hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – văn hoá – xã hội cũng như các hiệp ước mà Việt Nam là thành viên.

Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ra nước ngoài
Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ra nước ngoài

Ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

Theo quy định tại Điều 54 Luật đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư được phép đầu tư ra nước ngoài các ngành nghề dưới đây nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Lĩnh vực ngân hàng: Tuân thủ theo quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
  • Lĩnh vực bảo hiểm: Tuân thủ theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, được Bộ Tài chính chấp thuận về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
  • Lĩnh vực chứng khoán: Tuân thủ theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài.
  • Lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình: Nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.
  • Lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Xem thêm: Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hi vọng đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn xác định và nắm bắt được những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm hiện nay.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments