Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpNgành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật...

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành

Có thể nói mặc dù Hiến pháp 2013 thừa nhận mọi cá nhân đề có quyền tự do kinh doanh nhưng không phải ngành nghề nào cũng được lựa chọn để thực hiện hoạt động này. Theo đó, có những ngành nghề mà việc thực hiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện cụ thể mà pháp luật quy định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2020 thì ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe công dân và cộng đồng.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tại Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 quy định 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm các lĩnh vực sau:

Lĩnh vực An ninh quốc phòng; Tư pháp; Tài chính; Công Thương; Lao động, Thương Binh và Xã hội; Giao thông vận tải; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường và lĩnh vực Ngân hàng.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Xem thêm: Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật

Điều kiện đầu tư kinh doanh

Hiện nay các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo đáp ứng đủ những điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư đồng thời bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt đồng đầu tư kinh doanh.

Theo đó, có thể hiểu điều kiện đầu tư kinh doanh là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Chứng chỉ hành nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.

Để có thể đầu tư kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng:

  • Giấy phép kinh doanh:

Đây là giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp có tính chất thông hành để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp. Theo quy định của Luật đầu tư, doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy tờ này.

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Thông thường, các điều kiện về cơ sở vật chất hoặc con người sẽ liên quan đến giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

  • Chứng chỉ hành nghề

Đây là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho các cá nhân có đủ kinh nghiệm và  trình độ chuyên môn về một ngành, nghề cụ thể nào đó. Ví dụ như chứng chỉ hành nghề luật sư, chứng chỉ hành nghề bác sĩ…

Điều kiện đầu tư kinh doanh
Điều kiện đầu tư kinh doanh
  • Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Đây là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.

  • Điều kiện về vốn pháp định

Đây là vốn do pháp luật quy định (thường đặt ra đối với những ngành nghề có trách nhiệm vốn, tài sản cao) nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh

Ví dụ, Luật kinh doanh bất động sản quy định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 20 tỷ đồng mới được hoạt động lĩnh vực này.

  • Một số điều kiện khác

Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc;

Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.

– Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

+ Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

Bên cạnh đó, điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và phải bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch tiết kiệm chi phí, thời gian tuân thủ của các nhà đầu tư.

Như vậy, để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh các ngành, nghề, lĩnh vực có điều kiện thì chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện trên do pháp luật quy định. Việc quy định các điều kiện này góp phần giúp Nhà nước kiểm soát được các hoạt động kinh doanh tràn lan và giúp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai trở nên hiệu quả.

Xem thêm: Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

Một số vấn đề khác

Đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh; 

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này; 

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; 

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp 2020, trong đó không bao gồm các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh. Riêng đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, ngoài các giấy tờ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp, phải có thêm bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đăng kí ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Đăng kí ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tại Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định về trách nhiệm của cơ quan Công an trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện cụ thể như sau:

– Tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương phối hợp với lực lượng Công an để tiến hành quản lý  các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Nghị định 109/2009/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư này.

– Cơ quan Công an có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện trên địa bàn; phương thức, hành vi thủ đoạn của các loại tội phạm và hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chỉ đạo của Bộ Công an; hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở kinh doanh có điều kiện.

– Các đơn vị nghiệp vụ khác khi thực thi nhiệm vụ phải phối hợp với đơn vị quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định; không được yêu cầu cơ sở thực hiện các thủ tục hành chính trái với thẩm quyền được giao hoặc gây khó khăn, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để thực hiện mục đích trái quy định, cản trở hoạt động kinh doanh của các cơ sở doanh nghiệp.

– Công an phường, xã, thị trấn

  • Nắm bắt được tình hình về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh có điều kiện trên địa bàn mà mình quản lý;
  • Tiếp nhận thông báo lưu trú; thẩm tra các thông tin trong bản khai lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đang cư trú tại địa bàn quản lý để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chứng nhận lý lịch theo quy định.

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp hàng hóa

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments