Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhLợi nhuận biên là gì? Hiểu đúng về biên lợi nhuận

Lợi nhuận biên là gì? Hiểu đúng về biên lợi nhuận

Khi bước vào công cuộc kinh doanh thì nhà kinh doanh chắc chắn cần phải tìm hiểu rất nhiều về các lợi nhuận như lợi nhuận thuần, lợi nhuận bình quân và rất nhiều lợi nhuận khác trong đó có cả lợi nhuận biên nữa, lợi nhuận biên khác các loại lợi nhuận khác ở điểm nào hãy cùng tìm hiểu nhé.

Lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên là gì?

Lợi nhuận biên hay còn có cách gọi khác là lợi nhuận cận biên, Trong tiếng Anh: Marginal Profit, đó là lợi nhuận kiếm được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa.

Cách định nghĩa khác cũng có thể hiểu rằng đây là phần chênh lệch giữa chi phí biên và doanh thu biên. Trong đó, chi phí biên được hiểu là phần chi phí phải tăng khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm nữa. Còn doanh thu biên là phần doanh thu kiếm được thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.

Xem thêm: Lợi nhuận

lợi nhuận biên

Đặc điểm của lợi nhuận biên

Ta phải hiểu rằng lợi nhuận biên khác với lợi nhuận trung bình nó hoàn toàn khác, lợi nhuận ròng và các cách đo lường lợi nhuận khác có đặc điểm khác ở chỗ lợi nhuận biên cho nhà kinh doanh biết bao nhiêu tiền được tạo ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận biên có thể bị ảnh hưởng lớn bởi quy mô sản xuất của doanh nghiệp vì khi một công ty lớn hơn, kéo theo đó cơ cấu chi phí của nó cũng thay đổi và tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế, lợi nhuận biên có thể tăng hoặc có thể giảm khi sản xuất tăng mạnh.

Tính kinh tế theo quy mô được đề cập đến tình huống lợi nhuận biên có thể tăng theo khi quy mô sản xuất tăng.

Khi tại một điểm nhất định, lợi nhuận biên sẽ có thể bằng 0 và sau đó âm (<0 ) khi qui mô doanh nghiệp tăng vượt quá khả năng dự định của chính nó. Trong thời điểm này, các công ty sẽ có tính phi kinh tế theo quy mô công ty.

Bởi vậy, các công ty sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất của họ cho đến khi chi phí biên bằng được với doanh thu biên, khi đó lợi nhuận biên giá trị bằng 0.

Trường hợp nếu lợi nhuận biên của một công ty được chuyển sang âm (<0), khi đó ban lãnh đạo của công ty có thể có quyết định thu hẹp quy mô sản xuất và tạm thời ngừng sản xuất hoặc dừng hẳn toàn bộ việc kinh doanh nếu như lợi nhuận không dương. Vì khi đó việc kinh doanh không mang lại lợi nhuận.

lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên có đặc điểm gì?

Cách tính lợi nhuận biên

Chi phí biên được ký hiệu (MC) là chi phí dùng để sản xuất thêm một đơn vị và doanh thu biên ký hiệu (MP) là doanh thu kiếm được hay thu lại khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Công thức: Lợi nhuận biên (MP) = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)

Trong kinh tế vi mô hiện đại ngày nay, các công ty sẽ cạnh tranh với nhau có xu hướng sản xuất các đơn vị sản phẩm của mình cho đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên (MC= MR), mang lại lợi nhuận biên bằng 0 hiệu quả cho nhà sản xuất.

Trên thực tế, trong nền cạnh tranh hoàn hảo, không có lợi nhuận biên vì cạnh tranh sẽ luôn đẩy giá bán sản phẩm xuống chi phí biên, và công ty sẽ hoạt động bình thường cho đến doanh thu biên bằng chi phí biên.

Xem thêm: Tăng lợi nhuận

Lưu ý về biên lợi nhuận

tính lợi nhuận biên

Trên thực tế, nhiều công ty hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên của họ để chúng về bằng 0.

Thực tế có rất ít thị trường cạnh tranh hoàn hảo do các tiếp cận về kỹ thuật, độ trễ và sự bất cân xứng của thông tin, môi trường pháp lý, Vì vậy, các quản lý của công ty có thể không xác định được chi phí biên và doanh thu biên nên họ thường phải đưa ra các quyết định sản xuất nhờ vào sự ước tính tương lai hoặc đưa ra quyết định muộn hơn một chút.

Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận khác với lợi nhuận biên, Biên lợi nhuận chính là tỷ lệ doanh nghiệp nhận được bằng cách lấy thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu. Chính vì cách tính này mà biên lợi nhuận có thể được gọi bằng nhiều các cái tên khác nhau như tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng. Chắc chắn bạn đã nghe nhiều với tên gọi này. Ta biết rằng biên lợi nhuận được tính theo tỷ lệ phần trăm là điều chắc chắn

Đặc điểm và ý nghĩa của biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận thường được áp dụng chủ yếu để so sánh trong nội bộ vì rất khó để sử dụng biên lợi nhuận khi so sánh với các lợi nhuận khác như lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty khác nhau sẽ không mang lại quá nhiều ý nghĩa vì quy trình hoạt động và tất nhiên tài chính của mỗi công ty, doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, không có doanh nghiệp nào là giống nhau cả.

Biên lợi nhuận nó chính là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và cả mức độ kiểm soát chi phí của nó nữa. Sự khác biệt trong chính chiến lược cạnh tranh của các công ty và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty là khác nhau.

Lợi nhuận biên chỉ cho biết lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa, chứ hoàn toàn không phải lợi nhuận chung của công ty của các sản phẩm. Nói một cách khác, công ty nên ngừng sản xuất của mình tại điểm mà khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, nó bắt đầu làm giảm lợi nhuận chung xuống. Rõ ràng ta thấy nó không mang lại hiệu quả.

Các chi phí cố định, hoặc chi phí chìm của doanh nghiệp, không nên được đưa vào để tính toán cho lợi nhuận biên vì các chi phí đó không làm thay đổi lợi nhuận khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm nữa.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments