Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhNhững điều cần biết về lợi nhuận

Những điều cần biết về lợi nhuận

Mục đích của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó chính là việc tạo ra lợi nhuận nhằm giúp chính doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Theo đó, họ phải độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi (tức là đem lại lợi nhuận). Vậy lợi nhuận là gì? Công thức tính lợi nhuận ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Thế nào là lợi nhuận?

Lợi nhuận (profit) là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất. Lợi nhuận kinh tế khác lợi nhuận kế toán ở chỗ nó tính đến tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, chứ không chỉ bao gồm các chi phí hiện phải thanh toán bằng tiền. 

Ngoài ra, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tiếp cận dựa trên các góc độ sau:

  • Về mặt nguồn gốc: Lợi nhuận chính là biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra khi sử dụng hợp lý các nguồn lực.
  • Về mặt lượng: Lợi nhuận là lượng chênh lệch lớn hơn giữa doanh thu và các khoản chi phí về vốn, lao động… mà chủ doanh nghiệp cung cấp.

Chính vì vậy, lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp muốn thu được.Đồng thời đây cũng là thước đo để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Có lợi nhuận chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã bù đắp được chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và có sinh lời. Lợi nhuận kỳ này cao hơn kỳ trước biểu hiện hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn hoặc giá thành giảm, hoặc các hoạt động đầu tư tài chính cho nhiều giá trị kinh tế hơn. Lợi nhuận tăng sẽ góp phần cơ bản tăng hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mục đích của việc kinh doanh đó là thu lợi nhuận, có lợi nhuận mới trả lãi được cho người góp vốn và mở rộng quy mô kinh doanh, hiện đại hoá thiết bị…

Những điều cần biết về lợi nhuận
Những điều cần biết về lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp muốn nâng cao lợi nhuận thì cần phải tăng doanh thu và giảm các chi phí phát sinh để tăng lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, để cho ra những sản phẩm chất lượng trên thị trường thì việc giảm chi phí phát sinh giá nguyên liệu mua vào, lao động… cũng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, người lao động và cả sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Vì vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng biện pháp tăng doanh thu bằng cách hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình tác động đến giá cả hàng hóa cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau.

Xem thêm: Lợi nhuận

Công thức lợi nhuận

Lợi nhuận sẽ được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là: số tiền thu về được từ hoạt động kinh doanh.
  • Tổng chi phí là tất cả số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ kế toán đã xác định. Chi phí kinh doanh có thể rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình hoạt động mà doanh nghiệp tham gia, đó có thể là tiền nhập hàng, thuê nhân viên, mặt bằng, marketing…

Ví dụ: Công ty A chuyên về sản xuất giày thể thao có tổng doanh thu sau 1 năm là $100.000. Tổng chi phí phát sinh liên quan đến tiền lương, tiền thuê, chi phí vật liệu, lãi vay và các chi phí khác là $40.000. 

Như vậy, lợi nhuận mà công ty thu được trong khoảng thời gian 1 năm đó là: $100.000 – $40.000 = $60.000 

Công thức tính lợi nhuận
Công thức tính lợi nhuận

Vai trò của lợi nhuận

Vì lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó có vai trò rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người lao động mà còn cả nền kinh tế chung của nước nhà.

Đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Tiêu chí này không những tổng hợp phản ánh tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp biết được rủi ro có thể xảy ra nếu không đem lại lợi nhuận. 

– Lợi nhuận tác động trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng đến tình hình tài chính và là điều kiện tối quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tài chính để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. 

– Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất doanh nghiệp: khi việc đầu tư có lãi tức là phần vốn để sản xuất, kinh doanh sinh ra một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cho doanh nghiệp. Từ nguồn lợi nhuận thu được doanh nghiệp có thể tận dụng để mở rộng mạng lưới kinh doanh, tái đầu tư hay hiện đại hóa trang thiết bị

– Lợi nhuận ổn định giúp doanh nghiệp giữ vững được vị thế của mình trên thị trường và giúp việc vay vốn bên ngoài trở nên dễ dàng hơn.

– Lợi nhuận cũng chính là tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp.

Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Đối với nhà đầu tư

Lợi nhuận là một tiêu chí khách quan để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nó là một số liệu hữu ích trong việc cho biết doanh nghiệp có đang “kiếm tiền” tốt hay không và liệu doanh nghiệp có đang thu nhiều hơn chi hay không.

Việc xem xét lợi nhuận của một doanh nghiệp trước khi đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán được khả năng sinh lời với số tiền mà mình đã góp vốn. Ngược lại, nó cũng sẽ là dấu hiệu nhằm hạn chế rủi ro chi nhiều hơn thu.

Xem thêm: Lợi nhuận kinh tế

Đối với người lao động

Lợi nhuận cao không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp cho người lao động gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống hàng ngày. Với khoản lợi nhuận cao, doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện hơn để tăng lương cho người lao động cũng như các thiết bị phục vụ khác. Từ đó, nó sẽ tạo thành động lực để họ ngày càng thăng hoa, phát huy tính sáng tạo, tăng sự chủ động… trong công việc. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ chứng tỏ được khả năng quản lý, đào tạo hiệu quả nguồn lao động có trình độ cao.

Với nền kinh tế chung

Lợi nhuận không những có vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn là nguồn động lực thúc đẩy nền kinh tế chung của đất nước.

– Lợi nhuận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Khi các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thu về nguồn lợi nhuận cao thì đương nhiên nền kinh tế của đất nước ấy sẽ ngày càng lớn mạnh. 

– Ngoài ra, chỉ khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì Nhà nước mới có thể tiến hành thu thuế. Đó là sự đóng góp cần thiết để tạo nên ngân sách quốc gia. Và Nhà nước sẽ dùng số tiền ấy vào những mục đích công khác như xây dựng điện – đường – trường – trạm, củng cố an ninh quốc phòng…

– Không những vậy khi nguồn thu lợi nhuận chung ngày càng tăng sẽ góp phần làm nâng cao vị thế nền kinh tế đất nước trên thị trường thế giới. Đồng thời khẳng định tính chất lượng cao của sản phẩm, dịch vụ và nguồn lao động có tay nghề.

Trên đây là một số thông tin mà các doanh nghiệp cần biết về lợi nhuận là gì, công thức thức tính lợi nhuận và vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu kiến thức về lợi nhuận doanh nghiệp

Xem thêm: Tăng lợi nhuận

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments