Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiKhái niệm Luật Thương mại

Khái niệm Luật Thương mại

1- Khái niệm Luật Thương mại (Luật Thương mại Việt Nam)

Từ góc độ khoa học pháp lí và góc độ đào tạo luật, ở Việt Nam, khái niệm “Luật Thương mại Việt Nam” là khái niệm khá mới, hình thành trong những năm gần đây, do tác động của điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong đào tạo luật học, “Luật Thương mại Việt Nam” là môn học có nội dung nghiên cứu chủ yếu là các quy định pháp luật quốc nội, nghiên cứu về quan hệ thương mại nội địa và địa vị pháp lí của thương nhân thành lập tại Việt Nam.

Ở thập niên 70, 80, khái niệm “Luật Kinh tế” (không phải khái niệm Luật Thương mại) được sử dụng phổ biến. Luật Kinh tế khi đó, được hiểu là một bộ phận của pháp luật kinh tế…, là ngành luật độc lập có phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng, trong đó, pháp luật kinh tế bao gồm các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (Luật Kinh tế, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Tài chính – Ngân hàng…) điều chỉnh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế và quan hệ quản lí kinh tế của nhà nước với tư cách vừa là một tổ chức chính trị, vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất trong xã hội. Luật Kinh tế ra đời trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lí kinh tế trong sản xuất, kinh doanh, sở hữu, tổ chức và kế hoạch hoá. Trong các cơ sở đào tạo luật, “Luật Kinh tế” trở thành một môn học quan trọng, “là kết quả của công tác nghiên cứu khoa học pháp lí và thực tiễn quản lí sản xuất kinh doanh bằng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất kinh doanh”.   

Ở Việt Nam, những ý tưởng đầu tiên về sử dụng khái niệm “Luật Thương mại”, “Luật Kinh doanh” để thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế” xuất hiện khi diễn ra những thay đổi về kinh tế, về cơ chế quản lí kinh tế và dẫn đến những thay đổi căn bản trong điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế giữa các tồ chức, cá nhân. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chủ thể của Luật Kinh tế không còn là các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức kinh tế tập thể) với tư cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch được giao. Nền kinh tế không còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, với nền tảng là sự công nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thay đổi này dẫn đến yêu cầu đổi mới trong khoa học luật kinh tế, theo đó, sự tồn tại của khái niệm “Luật Kinh tế” (với nội hàm như đã phân tích) trở nên không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi quyền tự do kinh doanh cũng không ngừng được mở rộng, từ chỗ “tự do kinh doanh theo quy định pháp luật”1 đến “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”2…, vai trò can thiệp, kiểm soát từ phía nhà nước cũng thu hẹp rất nhiều theo xu hướng tôn trọng và đảm bảo thực hiện những hành vi không trái pháp luật của người kinh doanh (thương nhân). Xu hướng này làm cho yếu tố “luật tư” được thể hiện rất rõ nét và khái niệm “Luật Thương mại” dần được sử dụng phổ biến, với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại, hoạt động đầu tư kinh doanh của thương nhân. Khái niệm “Luật Thương mại” đã được thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế”, mặc dù nhiều vấn đề “lí luận về vấn đề này còn có những quan điểm khác nhau và cơ cấu của nó cũng chưa ổn định”. 

Trong khoa học pháp lí, mặc dù còn nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể định nghĩa: Luật Thương mại là lĩnh vực phápluật bao gồm’ tồng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định quy chế thương nhân, điểu chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của họ. “Động lực của toàn cầu hoá chính là sự bùng nổ thương mại hàng hoá và dịch vụ”,  dẫn đến sự hình thành một khối lượng đồ sộ các văn bản pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế… điều chỉnh các quan hệ thương mại trong nước và quốc tế. Quy chế thương nhẩn được xác lập bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản… Hoạt động thương mại của thương nhân được điều chỉnh bởi văn bản: Luật Thương mại (ở Việt Nam, Luật Thương mại được ban hành năm 1997 và 2005), Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiếm, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hàng hải, các luật thuế, các tập quán thương mại quốc tế… Tổng thể các nguồn luật này là cơ sở pháp lí cho thương nhân gia nhập thị trường, tổ chức hoạt động và rút khỏi thị trường, là cơ sở pháp lí cho thương nhân tiến hành các hoạt động thương mại vì mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, trong khoa học luật thương mại, với sự phát triển không ngừng của các quan hệ thương mại và các văn bản pháp luật điều chỉnh chúng, nhiều lĩnh vực pháp luật thương mại hình thành mang tính chuyên sâu (chuyên ngành) như Luật Thương mại quốc tế gồm các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài, Luật Tài chính – Ngân hàng điều chỉnh các hoạt động thương mại trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thương nhân kinh doanh các dịch vụ này…

Như vậy, ở góc độ nghiên cứu và đào tạo luật học, việc nhận diện khái niệm “Luật Thương mại” có những lưu ý cơ bản như sau:

Một là, Luật Thương mại là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quy chế thương nhân và hoạt động thương mại của thương nhân cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa họ. Đây là lĩnh vực pháp Itaật có tính độc lập tương đối, có sự giao thoa với pháp luật dân sự, vì thực tế, Bộ luật Dân sự vẫn được sử dụng ở một mức độ nhất định để điều chỉnh các hoạt động thương mại có mục đích sinh lợi, Bộ luật Tố tụng dân sự được sử dụng để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thương nhân tại Toà án.

Hai là, ở Việt Nam, có sự khác biệt giữa khái niệm Luật Thương mại – với tính chất là một lĩnh vực pháp luật hay một môn học với khái niệm Luật Thương mại – với tính chất là một văn bản luật do Quốc hội ban hành (ví dụ: Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005). Theo đó, văn bản Luật Thương mại do Quốc hội ban hành chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại và môn học Luật Thương mại được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật.
Ba là, Luật Thương mại Việt Nam đã và đang được tiếp nhận với phạm vi và đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy định pháp luật quốc gia và các quan hệ thương mại nội địa. Luật Thương mại quốc tế, Luật Tài chính – Ngân hàng… đều thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại do chứa đựng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi và quy định quy chế thương nhân. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý và đào tạo luật, Luật Thương mại quốc tế với đặc trưng là điều chỉnh các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài, Luật Tài chính – Ngân hàng có đặc trưng chủ yếu là điều chỉnh các quan hệ thương mại hình thành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã được nghiên cứu, giảng dạy với tính chất là môn học riêng. Do vậy, ở góc độ đào tạo, những năm gần đây, khái niệm “Luật Thương mại quốc tế” đã được sử dụng trong sự phân biệt với khái niệm “Luật Thương mại Việt Nam” và với nội dung bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

[a] Bài viết Khái niệm Luật Thương mại được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm Luật Thương mại có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments