Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiĐiều kiện thành lập đối với tổ chức tín dụng

Điều kiện thành lập đối với tổ chức tín dụng

1-  Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng

Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

“Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán”.

Do tính phức tạp của nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng và sự cần thiết phải bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng nên ở các nước, các quy định của pháp luật về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động áp dụng đối với các tổ chức tín dụng chặt chẽ hơn so với các quy định áp dụng đối với các loại doanh nghiệp khác.

Ở nước ta Luật các tổ chức tín dụng quy định các điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng.

2-  Điều kiện thành lập đối với tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định

Bất kỳ tổ chức kinh tế nào muốn kinh doanh đều cần phải có vốn. Trong kinh doanh tiền tệ vốn không chỉ là cơ sở để thực hiện kinh doanh, trang trải chi phí, bù đắp tổn thất rủi ro trong kinh doanh mà vốn còn là thước đo lòng tin của khách hàng đối với tổ chức tín dụng. Mức vốn tự có của tổ chức tín dụng là cơ sở quan trọng để xác định mức huy động vốn, khả năng cho vay vốn và là căn cứ để tính các tỷ lệ an toàn trong các hoạt động của tổ chức tín dụng. Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng quy định:

“Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định”

(ii) Về chủ sở hữu

Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng nhà nước quy định;

Kinh doanh tiền tệ là nghề kinh doanh đòi hỏi người kinh doanh phải có uy tín cao. Uy tín và khả năng tài chính của người sáng lập ra tổ chức tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của chính tổ chức tín dụng đó. Do đó, quy định của pháp luật về điều kiện uy tín và năng lực tài chính của thành viên sáng lập là cần thiết.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

(iii) Về người quản lý, điều hành

Người quản lý, người điều hành, thành viên ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định ( Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Người quản lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức kinh tế. Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng là hoạt động phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, cho nên đòi hỏi người quản trị, điều hành phải có trình độ chuyên môn cao. Đây là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Pháp luật có quy định cụ thể về tiêu chuẩn để trở thành thành viên hội đồng quản trị, người điều hành trong mỗi loại hình tổ chức tín dụng. Đồng thời, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được làm thành viên hội đồng quản trị, người điều hành, ban kiểm soát của tổ chức tín dụng.

(iv) Về điều lệ

Có điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

Điều lệ của tổ chức tín dụng chính sự là sự cụ thể hoá các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Điều lệ xác định cụ thể mục tiêu, phương hướng, phạm vi, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức bộ máy quản lí, chế độ tài chính… của tổ chức tín dụng.

Nội dung của điều lệ của tổ chức tín dụng có giá trị pháp lý rất quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì vậy, Khoản 3, Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng quy định:

“Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ của tồ chức tín dụng phải được đăng kỉ tại Ngân hàng nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua”.

(v) Về đề án

Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Đây cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho tổ chức tín dụng ra đời, hoạt động có hiệu quả. Bởi vì, tổ chức tín dụng ra đời, hoạt động có hiệu quả thì trước hết tổ chức đó phải có phương án kinh doanh cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn, xác định được, hiệu quả và những lợi ích kinh tế mà nó sẽ mang lại.

Đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện nêu trên còn phải có thêm các điều kiện khác mà Pháp luật quy định.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Điều kiện thành lập đối với tổ chức tín dụng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Điều kiện thành lập đối với tổ chức tín dụng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments