Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpThông tin cần biết về giám đốc kinh doanh

Thông tin cần biết về giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là chức danh chuyên môn cao nhất của nhân viên kinh doanh, có vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lí doanh nghiệp. Vai trò và nhiệm vụ cụ thể của giám đốc kinh doanh trong công ty là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Giám đốc kinh doanh

giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh trong tiếng anh có tên là Chief Customer Officer ( CCO) là một chức vị cao và có vị trí rất quan trọng đối với doanh nghiệp chỉ đứng sau giám đốc điều hành (CEO). Giám đốc kinh doanh là người điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ dịch vụ, chăm sóc và tìm kiếm khách hàng… Vai trò và vị thế của giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp đang ngày một nâng cao.

Vai trò giám đốc kinh doanh trong công ty

Vai trò chủ đạo của giám đốc kinh doanh là tạo ra các doanh số và lợi nhuận cho một doanh nghiệp. Giám đốc kinh doanh phải có những phương pháp nhằm tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng, phải là một huấn luyện viên tốt để “nâng cấp” đội ngũ mình để cả đội cùng đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Bên cạnh đó, giám đốc kinh doanh là người có quan hệ trực tiếp và thường xuyên đối với khách hàng, bởi vậy, giám đốc kinh doanh là đầu mối nắm bắt thông tin và mong muốn của khách hàng để đưa ra những chính sách bán hàng hợp lý, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh đối với doanh nghiệp

giám đốc kinh doanh

(1) Hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn và xây dựng hình ảnh công ty

Giám đốc kinh doanh có trách nhiệm điều hướng chiến lược kinh doanh cho cả công ty. 

giám đốc kinh doanh sẽ cần trình bày với ban giám đốc điều hành công ty về các chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Cần thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm mới là gì, thương hiệu là gì, nhu cầu thị trường về sản phẩm này như thế nào, chi phí quảng bá, lợi nhuận thu về là bao nhiêu,…

Các chiến lược càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. VÀ giám đốc kinh doanh cần biết cách phân bổ công việc tới từng phòng ban sao cho phù hợp nhất.

Ngoài ra, nhiệm vụ quan trọng khác là xây dựng và giữ vững thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.g.

(2) Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng

Công việc bán hàng sẽ do giám đốc kinh doanh quản lý, quyết định sự thành công của chiến lược kinh doanh. Công việc giám đốc kinh doanh là theo dõi tình hình kinh doanh một cách thường xuyên cũng như đánh giá doanh số bán hàng trong thời gian cụ thể.

Tùy thuộc việc đối chiếu với số liệu cùng kỳ hoặc với những năm khác, công việc nhà giám đốc kinh doanh sẽ cần có những dự báo mới về thị trường. Thông qua phân tích thị hiếu khách hàng cũng như những biến động thị trường thời gian gần, các giám đốc kinh doanh cần đưa ra xu hướng tiêu dùng mới đáp ứng thị hiếu khách hàng. Từ đó, xây dựng các kế hoạch bán hàng cụ thể cho từng giai đoạn, từng phòng ban.

Ngoài ra cần xác định các thị trường tiềm năng cũng như cập nhật tình hình doanh nghiệp đối thủ, các sản phẩm mới trên thị trường. Phân cấp cho trưởng phòng kinh doanh thực hiện tổng hợp tin tức, phản hồi từ khách hàng. 

(3) Quản lý con người & đội ngũ sales

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh còn có tuyển dụng nhân lực, phân bổ và đào tạo nhân lực, theo dõi hiệu quả làm việc của các nhân viên. Một giám đốc kinh doanh có kinh nghiệm, năng lực là người có thể quản lý được đội ngũ nhân viên của mình một cách hiệu quả nhất.

Để đảm bảo đội ngũ bán hàng đạt được mục tiêu đã hoạch định, công việc giám đốc kinh doanh sẽ cần chịu trách nhiệm trong việc phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh mà mình hướng dẫn.  Do đó, giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ thường xuyên đào tạo phát triển nhân viên và đánh giá nhân viên qua từng giai đoạn để đạt được mục tiêu chung.

(4) Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh

Các doanh nghiệp cần có những mối quan hệ nhất định trong kinh doanh trong xu thế hội nhập công nghiệp như hiện nay. Người thực hiện công tác này chính là các giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp.

Một giám đốc kinh doanh muốn phát triển mạnh cần có tầm nhìn chiến lược trong việc mở rộng các mối quan hệ rộng trên thị trường. Khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp các giám đốc kinh doanh có thể tìm kiếm, duy trì cũng như phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp, các đại lý phân phối và các khách hàng.

Kỹ năng đàm phán là kỹ năng rất quan trọng với giám đốc kinh doanh. Giám đốc kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm đàm phán với các bên liên quan từ nhân viên, ban giám đốc, khách hàng và các nhà cung cấp khác. 

(5) Giám đốc kinh doanh có vai trò như khách hàng

Một giám đốc kinh doanh cần có những trực giác như những người tiêu dùng thông thường, vì vậy họ phải không ngừng suy nghĩ và đóng vai trò như một khách hàng trải nghiệm và tiêu thụ sản phẩm, công tác này đảm bảo khách hàng có thể có sự hài lòng tốt nhất tới sản phẩm công ty cũng như văn hóa ứng xử của doanh nghiệp.

Để đảm bảo sự hài lòng chất lượng sản phẩm tới khách hàng, giám đốc kinh doanh sẽ cần tự mình tiến hành trải nghiệm, đánh giá sản phẩm trước khi mang tới thị trường. Điều này giúp các sản phẩm nâng cao khả năng được chào đón và khắc sâu trong tâm trí khách hàng.

Mô tả công việc của  giám đốc kinh doanh

giám đốc kinh doanh
  • Trong từng khu vực và mảng khách hàng được giao, cần đạt hoặc vượt mức chỉ tiêu doanh thu hàng năm.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược để đạt chỉ tiêu doanh thu và tăng lượng khách hàng.
  • Xây dựng và và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng.
  • Tìm hiểu nhu cầu và mục tiêu tiêu dùng của khách hàng.
  • Báo cáo các nhân tố ảnh hưởng đến ngân sách của chiến lược kinh doanh và định hướng chiến lược của nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho nhân viên, theo dõi kết quả làm việc của nhân viên để hoàn thành mục tiêu kinh doanh đề ra.
  • Duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh bằng việc tuyển dụng, lựa chọn, định hướng và đào tạo nhân viên.
  • Hướng dẫn, kỷ luật nhân viên, giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên hoặc nhóm kinh doanh để đảm bảo đạt được mục tiêu doanh thu.
  • Thúc đẩy quy trình bán hàng từ lập kế hoạch cho đến chốt đơn hàng.
  • Làm rõ điểm khác biệt của sản phẩm, dịch vụ.
  • Định vị sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

 

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments