Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhNhững quan điểm về vấn đề hình thành giá cả 

Những quan điểm về vấn đề hình thành giá cả 

Những quan điểm về vấn đề hình thành giá cả 

Công ty xác định giá ban đầu sau đó điều chỉnh nó dựa theo những yếu tố khác nhau tác động trong môi trường xung quanh. Ta sẽ xem xét những quan điểm sau đây về vấn đề hình thành giá cả : xác định giá cho hàng hóa mới, hình thành giá cả trong khuôn khổ danh mục hàng hóa, xác định giá theo nguyên tắc địa lý, xác định giá có chiết khấu và bù trừ, xác định giá để kích thích tiêu thụ và xác định giá phân biệt.

Quan điểm chiến lược của công ty về vấn đề hình thành giá cả phụ thuộc một phần vào các giai đoạn trong chu trình sống của hàng hóa.Có thể phân bit việc xác định giá cả cho một sản phẩm mới thực sự, có bằng sáng chế và việc xác định giá ca cho hàng hóa nhái lại những hàng đā có bán.

Xác định giá cho sản phẩm mới thực sự. Công ty tung ra thi trường một sản phẩm mới có bằng sáng chế khi xác định giá ca cho nó có thể chọn hoặc là chiến lược “hốt phần ngon” hoặc là chiến lược bám chắc thị trường.

CHIẾN LƯỢC “HỐT PHẦN NGON”. Nhiều công ty sau khi tạo ra sån phẩm mới được cấp bằng sáng chế đều xác định cho nó giá cao để “hốt phần ngon” của thị trường. Công ty “Dupon” thường hay sử dụng chiến lược này. “Dupon” đặt ra những giá cho vật liệu mới cao tới mức độ chi một vài phần thị trường chấp nhận được. Sau khi làn sóng tiêu thụ ban đầu chậm lại,công ty bắt đầu giảm giá để thu hút lớp khách hàng tiếp sau chịu được giá mới. Làm như vậy “Dupon” đā hốt được tối đa “phần ngon” về tài chính có thể có từ những phần thị trường khác nhau.

Viec su dung phương pháp “hốt phần ngon” của thị trường có ý nghĩa trong những điều kiện sau : 1) thấy có mức nhu cầu hiện tại cao từ phía khác dòng người mua; 2) chi phí sản xuất loạt nhỏ không đến nỗi cao để có thể ngốn hết phần lời của công ty ; 3) giá lúc đầu cao sẽ không thu hút những đối thủ cạnh tranh mới ; 4) giá cao duy trì hình ảnh chất lượng cao của hàng hóa.

CHIẾN LƯỢC BÁM CHẮC THỊ TRƯỜNG. Ngược lại một số công ty lai xác định cho sản phẩm mới của mình giá tương đối thấp với hy vọng từ bút được nhiều người mua và giành đư thi phan lon. Công ty “Texas Instruments” thường hay sử dụng chiến lược này. Nó thường xây dựng nhà máy lớn, xác định cho hàng hóa một giá tối thiểu có thể, giành thị phần lớn, giảm chi phí sản xuất và khi giảm chi phí sản xuất tiếp tục giảm giá dần dần.

Việc xác định giá thấp sẽ được thuận lợi trong những điều kiện sau: 1) thị trường rất nhạy cảm với giá cả và giá thấp sẽ góp phần mở rộng thị trường, 2) khi tăng khối lượng sản xuất, các chi phí sản xuất cūng như các chi phí về phân phối hàng hóa sẽ giảm ; 3) giá hạ không hấp dẫn đối với những đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn.

1- Xác định giá cho hàng hóa mới – nhái lại. 

Công ty dự dinh san xuất hàng mới – nhái lại sē vấp phải vấn đề xác định vị trí của nó. Công ty phäi thông qua quyết định về việc xác định vị trí của sản phẩm mới theo các chỉ tiêu chất lượng và giá cả. Hình 63 giới thiệu chín phương án chiến lược xác định vị trí chất lượng – giá có thể có. Nếu công ty đầu dàn của thị trường giữ vị trí N =1, tức là sản xuất hàng hóa với phụ giá hoa hồng và bán nó với giá cao nhất có thể, thì công ty sản xuất hàng mới có thể chọn một trong những chiến lược còn lại. Nó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao và định cho nó giá trung bình (vị trí N = 2), có thể sản xuất hàng hóa chất lượng trung bình và định giá mức trung bình (vị trí N =5) v.v… Công ty mới phải nghiên cứu quy mô và nhịp độ tăng trưởng của thị trường đối với từng vị trí trong biểu đồ và từng đối thủ cạnh tranh trong khuôn khổ từng vị trí đó.

2- Hình thành giá cả trong khuôn khổ danh mục hàng hóa 

Quan điểm về hình thành giá cả thay đổi, nếu hàng hóa là một phần của danh mục hàng hóa. Trong trường hợp này công ty cố gắng xây dựng một hệ thống giá đảm bảo thu lợi nhuận tối đa cho toàn bộ danh mục hàng hóa. Việc tính giá là một việc không đơn giản, bởi vì những mặt hàng khác nhau có liên quan với nhau theo góc độ nhu cầu và chi phí và gǎp phai những mức độ cạnh tranh khác nhau. Ta sẽ xem xét bốn tình huống.

Xác định giá trong khuôn khổ chủng loại hàng hóa. Công ty hường không sản xuất một mặt hàng riêng biệt mà sản xuất cả một chủng loại hàng hóa. Ví dụ “Panasonic” chào bán ngày năm kiểu máy quay video màu khác nhau từ loại đơn giản nhất, nặng 2,1 kg đến loại phức tạp, nặng ~ð 2.9 kg. Mỗi kiểu máy sau lại có thêm một số tính chất mới. Ban lãnh l、cần thôi g qua quyết định về thang giá phân biệt cho các kiểu máy khác nhau. Khi xác định bậc giá cho từng mức phải chú ý những sự khác biệt về giá thành của máy, sự khác nhau về cách đánh giá của người mua về các tính chất của máy, cūng như giá của các doi thu canh tranh. Nếu khoảng cách về giá không lớn giữa hai loại máy kề nhau thì người tiêu dùng sē mua loại hoàn hảo hơn, còn nếu khoảng cách về giá lớn thì họ sē mua loai kém hoàn hảo hon.

Trong nhiều līnh vực thương mại khi xác định giá cho hàng hóa thuộc chủng loại của mình người bán sử dụng những khung giá được xác định rō ràng. Ví dụ ở các cửa hàng trang phục nam có thể bán những bộ đồ ở ba mức giá : 150, 220 và 310 USD. Ba khung giá này sẽ được kết hợp với sản phẩm chất lượng không cao,trung binh và cao trong ý thức người mua. Ngay ca trong trường hợp tǎng vừa phai ca ba giá người ta thường vẫn tiếp tục mua những bộ đô ở mức giá mà họ ưa thích. Nhiệm vụ của người bán là phát hiện những điểm khác biệt về chất lượng hàng hóa mà người tiêu dùng cảm nhận được để chap nhan sự chênh lệch về giá.

Xác định giá cho những hàng hóa phụ thêm. Nhiều công ty, cùng với hàng hóa chính, còn chào bán một số sản phẩm phụ thêm hay bổ trợ. Người mua ôtô có thể đặt thêm hệ thống nâng kính tự động, thiết bi chống đổ mồ hôi cho kính và điều chỉnh cường độ sáng của đèn pha. Những việc xác định giá cho. những hàng phụ thêm này là một vấn đề phức tạp. Các công ty ôtô phải quyết định cần đưa cái gì vào giá ban đầu của ôtô như là thiết bị tiêu chuẩn, còn cái gì là hàng phụ thêm. Chiến lược hình thành giá cả của công ty “General Motors” thường là quảng cáo kiểu xe “bóc trụi” về giá, 6 ngàn USD chẳng hạn, để thu hút công chúng đến các phòng trưng bày của mình, nơi bày chủ yếu là những xe đã lắp cả những thiết bị phu thêm với giá 8 đến 9 ngàn USD. Kiểu xe “bóc trụi” đā mất đi rất nhiều tiện nghi và điểm ưu việt đến nỗi đa số người mua đều không chấp nhận nó. Khi tung ra thị trường vào mùa xuân năm 1981 loạt xe mới, công ty đã sử dụng kinh nghiệm của những nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, đưa vào giá quy định giá của một số trang bị hữu ích, mà trước đây chỉ bán dưới dạng hàng phụ thêm với phí tính ngoài. Bây giờ theo giá quảng cáo người ta đã chào những kiểu xe trang bị hoàn hảo. Nhưng đáng tiếc là giá đó vượt quá 8 ngàn USD và nhiều người mua đã không mua xe dó.

Xác định giá cho những phụ tùng bắt buộc. Trong một số ngành công nghiệp người ta sản xuất cái gọi là những phụ tùng bắt buộc, tức là những thứ để sử dụng cùng với hàng hóa chính. Ví dụ như lưỡi dao bào, phim ảnh. Những người sản xuất hàng hóa chính (bàn dao cao và máy ảnh) thường định giá thấp cho chúng, nhưng lại định phụ giá cao cho các phụ tùng bắt buộc. Ví dụ công ty “Kodak” chào bán máy ảnh của mình với giá không cao, bởi vì họ đã kiếm được khá khi bán phim. Những người sản xuất khác, không sản xuất phim buộc phải định giá cho máy ảnh của mình cao hơn để có được tổng doanh thu tương đương như vậy.

Xác định giá cho những sản phẩm phụ của sản xuất. Việc chế biến thịt, sản xuất các sản phẩm dầu mỏ và các hóa chất khác thường có kèm theo những sản phẩm phụ. Nếu những sản phẩm phụ đó không có giá trị, nhưng để vứt bỏ nó thì phải tốn không ít tiền, nên tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến mức giá của hàng hóa chính. Người sản xuất cố gắng tìm kiếm thị trường cho những sản phẩm phụ và thường sẵn sàng lấy giá bất kỳ, nếu nó bù đắp được chi phí để bảo quản và vận chuyển. Điều này cho phép giảm giá çủa sản phẩm chính, làm cho nó có khả nǎng canh tranh manh hon.

3- Định giá theo nguyên tắc địa lý 

Quan điểm địa lý về hình thành giá cả đòi hỏi phải thông qua quyết định về việc công ty phải xác định giá khác nhau cho người tiêu dùng ở các vùng địa lý khác nhau. Việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng ở xa sẽ tốn kém hơn so với việc vận chuyển hàng cho nhūng khách hàng ở gần. Liệu có nên thu tiền hàng cao hơn đối với nhūng khách hàng ở xa để bù đắp chi phí vận chuyển nhiều hơn và vì vậy mà có nguy cơ mất khách không? Hay tốt hơn là tính tiên như nhau cho tất cả những người tiêu dùng không phân biệt người ở xa hay gần ? Ta sē xem xét năm phương án chính định giá theo nguyên tắc địa lý được vận dụng cho tình huống gia thiết sau:

Công ty sản xuất giấy “Peerless” ở Atlanta, bang Georgia bán giấy cho khách hàng ở khắp Hoa Kỳ. Giá vận chuyển cao và ảnh hưởng đến việc khách hàng lựa chọn công ty cung ứng. Công ty “Peerless” muốn xây dựng một hệ thống giá cả theo nguyên tắc địa lý. Ban lānh đạo muốn xác định phải tính bao nhiêu tiền cho cùng một lô hàng trị giá 100 USD với khách hàng ở Atlanta, khách hàng B ở Bloomington, bang Indiana và khách hàng C ở Compton bang California.

Xác định giá FOB tại địa điểm xuất xứ hàng. Công ty “Peerless” có thể yêu cầu khách hàng thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ xí nghiệp ở Atlanta đến địa điểm của khách hàng. Về hàng hóa mọi khách hàng đều trå theo giá xuất xưởng là 100 USD. Ngoài ra họ còn phải trả tiền vận chuyển hàng hóa. Khách hàng A – 10 USD, khách hàng B-15 USD và khách hàng -25 USD. Hệ thống này gọi là “xác định giá FOB tại địa điểm xuất xứ hàng”, nghīa là hàng được giao cho người vận chuyển với điều kiện giao hàng tai toa xe, sau đó toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm về lô hàng có được chuyển sang cho khách hàng, người sẽ thanh toán tất cả chi phí vận chuyển từ địa điểm của nhà máy đến địa điểm cuối cùng.

Những người ủng hộ việc xác định giá FOB tại địa điểm xuất xứ hàng cho rằng phương pháp này là phương pháp công bằng nhất để tính giá cước vận chuyển, bởi vì mỗi khách hàng tự thanh toán lấy cho mình. Nhược điểm của nó là đối với các khách hàng ở xa “Peerless” là công ty đắt tiên. Và nếu đối thủ cạnh tranh chính của nó lại ở California thì nó sē thắng tai thi truong California. Tóm lại, nó sẽ thắng ở phần lớn các bang miền Tây và để lại vị trí khống chế cho “Peerless” tại các khu vực miền Đông. Trên bản đồ có thể kẻ một đường thẳng đứng nối các thành phố tại đó tổng chi phí về giá và cước phí vận chuyển bằng nhau đối với cả hai công ty. Phía Đông đường này ưu thế về giá sẽ thuộc về công ty “Peerless”, phía Tây -thuộc về đối thủ cạnh tranh.

Xác định giá thống nhất có tính cả cước vận chuyển. Phương pháp xác định giá thống nhất có tính cả cước vận chuyển là một thái cực đói ngược hoàn toàn với phương pháp xác định giá FOB tại địa điểm xuất xứ hàng. Trong trường hợp này công ty thu giá thống nhất có gộp cả số tiền cước vận chuyển như nhau không phân biệt khách hàng ở xa hay gần.

Cuộc vận chuyển được tính bằng tổng chi phí vận chuyển trung bình. Giả sử rằng nó là 15 USD. Khi sử dụng phương pháp này ở Atlanta phải trả nhiều hơn (15 USD thay vì 10 USD tiền vận chuyển), còn khách hàng ở California thì phải trả ít hơn (15 USD thay vì 25 USD). Như vậy chắc chắn là khách hàng ở Atlanta sẽ thích mua giấy của người cung ứng khác ở địa phương sử dụng phương pháp giá FOB tại địa điểm xuất xứ hàng. Mặt khác, công ty “Peerless” sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút cho mình khách hàng ở California. Một số ưu điểm của phương pháp này là vận dụng tương đối đơn giản và đối với công ty có thể quảng cáo giá thống nhất trong cả nước.

Xác định giá khu vực . Phương pháp xác định giá khu vực ‘à phương pháp nằm giữa phương pháp giá FOB tại địa điểm xuất xứ hàng và phương pháp giá thống nhất có tính cước vận chuyển. Công ty chia ra hai hay nhiều khu vực. Tất cả những khách hàng trên địa bàn một khu vực sē thanh toán cùng một giá và giá sẽ cao hơn đối với những vùng ở xa. Công ty “Peerless”có thể xác định vùng phía Đông và tính thêm cho tất cả các khách hàng trong vùng cước vận chuyển là 10 USD,vùng Trung Tây-cước vận chuyển là 15 USD và vùng phía Tây là 25 USD. Nhờ vậy người mua trên địa bàn từng vùng giá không có ưu thế về giá đối với nhau. Các khách hàng ở Atlanta và Boston sẽ thanh toán cho công ty “Peerless” theo cùng một giá. Nhưng không loại trừ những khiếu nại là trong trường hợp này khách hàng ở Atlanta đã gánh một phần cước vận chuyển cho khách hàng ở Boston. Ngoài ra khách hàng ở phía Tây ranh giới giữa vùng Đông và Trung Tay sē thanh toán nhiều hơn khách hàng ở phía Đông đường phân chia vùng, mặc dù họ có thể chỉ ở cách nhau có vài dặm.

Xác định giá cho trạm cơ sở. Phương pháp xác định giá cho trạm cơ sở cho phép công ty lựa chọn một thành phố nào đó làm trạm cơ sở và thu của tất cả các khách hàng cước vận chuyển bằng tổng chi phí vận chuyển tính từ trạm này không phân biệt là trong thực tế đā lên hàng từ đâu. Ví dụ công ty “Peerless” có thể lựa chọn Chicago làm trạm cơ sở và giao cho khách hàng hóa đơn với số tiền 100 USD về hàng hóa cộng chi phí vận chuyển từ Chicago đến địa điểm cuối cùng. Diêu đó có nghīa là khách hàng ở Atlanta sê thanh toán tiền cước vận chuyển từ Chicago di Atlanta, mặt dù nó có thể đã lấy hàng tại ngay Atlanta. Ưu việt cua viec sử dụng trạm cơ sở ở ngoài vùng tọa lạc của xí nghiệp là ở chỗ đồng thời với việc tăng mức tổng giá đối với những khách hàng ở gần xí nghiệp, giảm giá dó cho các khách hàng ở xa.

Nếu tất cả người bán đều chọn trạm cơ sở ở cùng một thành phố thì giá có gồm cước phí vận chuyển sē như nhau đối với tất cả các khách hàng và việc cạnh tranh giá sē không còn nữa. Trong các ngành công nghiệp như đường, xi mǎng, luyện thép và ôtô phương pháp xác định giá cho một trạm cơ sở thống nhất đā được sử dụng trong nhiều năm, nhưng bây giờ nó ít phổ biến hơn. Để đảm bảo mềm mỏng hơn một số công ty ngày nay đā chọn một số thành phố làm trạm cơ sở. Trong trường hợp này cước vận chuyển được tính từ trạm cơ sở gần khách hàng nhất.

Xác định giá có gánh chịu cước phí vận chuyển. Người bán quan tâm đến việc duy trì quan hệ làm ăn với khách hàng cụ thể hay với một vùng địa lý nhất định, có thể sử dụng phương pháp xác định giá có gánh chịu cước phí vận chuyển. Trong trường hợp này để đảm bảo nguồn đơn hàng người bán gánh chịu một phần hay toàn bộ chi phí thực tế để vận chuyển hàng hóa. Có thể người bán cho rằng họ sẽ mở rộng được phạm vi hoạt động và chi phí bình quân sẽ giảm xuống và có dư sức để bù đắp những chi phí thêm về vận chuyển. Phương pháp xác định giá này được dùng để xâm nhập vào những thị trường mới, cũng như để giữ vững vị trí của mình trên các thị trường có cạnh tranh gay gat.

4- Xác định giá cả có chiết khấu và bù trừ

Để  thưởng  cho người tiêu dùng vì những hành động nhất định như thanh toán sớm các hóa đơn, mua một khối lượng lớn hay mua trái mùa vụ, nhiều công ty sẵn sàng thay đổi giá ban đầu của mình. Dưới đây sē trình bày những cách điều chỉnh giá như vậy – chiết khấu và bù trừ.

Chiết giá vì thanh toán bằng tiền mặt. Chiết khấu vì thanh toán bằng tiền mặt có nghīa là giảm giá cho người mua thanh toán nhanh hóa đơn. Một ví dụ điển hình là điều kiện (2/10, netto 30). Điều đó có nghīa là phải thanh toán trong vòng 30 ngày, nhưng người mua có thể trừ đi 2% số tiền phải thanh toán, nếu thanh toán trong vòng 10 ngày. Chiết khấu phải dành cho tất cả người mua thực hiện được điều kiện đó. Kiểu chiết khấu như vậy cũng được áp dụng trong nhiều ngành hoạt động và giúp cải thiện tình trạng khả năng thanh toán của người bán và giảm bớt chi phí có liên quan đến việc thu hồi tiền cho vay và nợ khó đòi.

Chiết khấu vi số lượng hàng mua. Chiết khấu vì số lượng hàng mua có nghĩa là giảm giá đối với những người mua mua nhưng số lượng lớn hàng hóa. Một ví dụ điển hình là điều kiện “10 USD trên một đơn vị, khi mua dưới 100 đơn vị, 9 USD trên một đơn vị khi mua 100 don vi trở lên’. Chiết khấu vì số lượng phải được áp dụng cho tất cả khánh hàng và không vượt quá tổng số tiền tiết kiệm chi phí của người bán do tiêu thu được những lô hàng lớn. Phần tiết kiệm bao gồm phân giảm chi phí bán hàng, lưu kho và vận chuyển hàng hóa. Đối với người tiêu dùng chiết khấu kích thích việc mua hàng của một người bán, chứ không mua ở nhiều người cung ứng.

Chiết khấu chức năng. Chiết khấu chức năng (cūng còn gọi là chiết khấu trong thương nghiệp) được các nhà sản xuất áp dụng cho các tổ chức lưu thông hàng hóa thực hiện những chức nǎng nhất định về bán hàng, bảo quản hàng và ghi chép sổ sách. Người sản xuất có thể đưa ra nhūng chiết khấu chức năng khác nhau cho các kênh thương mại khác nhau, bởi vì chúng thực hiện những dịch vụ khác nhau về tính chất cho họ, những người sản xuất bắt buộc phải áp dụng chiết khấu thống nhất cho tất cả các tổ chức trong từng kênh.

Chiết khấu thời vụ. Chiết khấu thời vụ có nghīa là giảm khấu đối với những người tiêu dùng mua hàng hay dịch vụ trái thời vụ. Chiết khấu thời vụ cho phép người bán duy trì mức sản xuất ổn định hơn trong ca năm. Để khuyến khích những đơn đặt hàng trước những người sản xuất guốc trượt tuyết đã áp dụng chiết khấu thời vụ vào mùa xuân và mùa hè đối với những người bán lẻ. Các khách sạn và công ty hàng không áp dụng chiết khấu thời vụ vào những thời kỳ hoat dong giam sút.

Bù trừ. Ở đây bù trừ có nghĩa là những đằng khác của chiết khấu so với giá quy định. Ví dụ bù trừ trao đổi hàng là việc giảm giá hàng mới với điều kiện giao lại hàng cũ. Bù trừ trao đổi hàng được áp dụng nhiều nhất trong việc buôn bán ôtô và một số loại hàng lâu bền khác. Bù trừ kích thích tiêu thụ có nghīa là chi tiền hay chiết khấu để thưởng cho những người kinh doanh đā tham gia vào các chương trình quảng cáo và duy trì tiêu thu.

5- Xác định giá để khuyến khích tiêu thụ 

Trong những hoàn cảnh nhất định các công ty tạm thời định cho hàng hóa của mình nhưng giá thấp hơn giá ghi trong bảng, và đôi khi thậm chí còn thấp hơn cả giá thành. Xác định giá để kích thích tiêu thụ được thực hiện dưới những hình thức khác nhau:

– Các siêu thị và các cửa hàng bách hóa tổng hợp định giá cho một số hàng của mình như đối với “hàng lỗ của các công ty đầu đàn để thu hút người mua đến cửa hàng với hy vọng là nhân thể họ sē mua cả nhūng thứ hàng khác có phụ giá thông thường”.

– Để thu hút đông khách hàng vào những thời kỳ nhất định người bán cūng sử dụng giá đối với những trường hợp đặc biệt. Như để thu hút nhūng người đā mệt mỏi vì chuyện mua sắm tết đến cửa hàng, mỗi nǎm vào tháng giêng đều tổ chức bán phá giá mùa đông.

– Đôi khi những người sản xuất áp dụng chiết giá bằng tiền mặt đối với những người tiêu dùng mua hàng của những nhà kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Phần chiết khấu này người sản xuất chuyển trực tếp cho người tiêu dùng. Chiết khấu bằng tiền mặt là một công c mềm dẻo để giảm bớt hàng tồn kho trong những thời kỳ tiêu thụ khó khǎn nếu không giảm đơn giá chính thức. Trong thời gian gần đây hình thức này được áp dụng phổ biến ở các công ty “Crisler”, và các công ty sản xuất ôtô khác, cũng như những công ty sản xuất hàng đắt tiền, như “Fedders”, “Polaroid” và “Minolta”.

– Người bán thường áp dụng chiết khấu đối với giá thông thường.

6- Xác định giá phân biệt 

Vì có sự khác biệt ở người tiêu dùng, hàng hóa, địa phương v.v…các công ty thường điều chỉnh giá cả của mình. Khi xác định giá phân biệt công ty bán hàng hay dịch vụ theo hai hay nhiều giá khác nhau không để ý đến những khác biệt về chi phí. Việc xác định giá phân biệt được thực hiện dưới nhiều hình thức.

1- Có lưu ý đến loại người mua. Những người mua khác nhau tra giá khác nhau cho cùng một mặt hàng. Các viện bảo tàng lấy tiền vé vào cửa rẻ hơn đối với sinh viên và người già.

2- Có lưu ý đến các phương án hàng hóa. Các phương án hàng hóa được bán theo những giá khác nhau,nhưng không tính đến sự chênh lệch về chi phí sản xuất của chúng. Công ty “SKM” bán bàn ủi dắt nhất của minh nhān hiệu “Procter Silex” với giá 54,95 USD, tức là cao hon 5 USD so với loại đắt tiền thứ hai. Điểm khác biệt duy nhất của kiểu dát tiền nhất là có đèn tín hiệu báo bàn ủi làm việc. Mà việc lắp đèn này công ty chi mất chưa đến 1 USD.

3- Có lưu ý đến địa điểm. Hàng hóa được bán theo giá khác nhau tai những địa điểm khác nhau, mặt dù những chi phí bán hàng ở các địa điểm dó nhu nhau. Giá vé vào nhà hát thay đổi tùy theo vị trí chỗ ngồi mà người xem ưa thích.

4- Có lưu ý thời gian. Giá thay đổi tùy theo mùa, ngày, tuần,thậm chí giờ trong ngày: Các dịch vụ công chính thay đổi đơn giá đối với người tiêu dùng tùy theo thời gian trong ngày và ngày nghỉ so với ngày thường.

Để cho việc phân biệt giả có tác dụng cần phải có những điều kiện nhất định. Thứ nhất là thị trường phải phân chia được và các phần thị trường phải khác nhau về cường độ nhu cầu. Thứ hai là các thành viên của phần thị trường nơi bán hàng với giá thấp không có khả năng bán lại nó ở phần thị trường nơi công ty bán hàng với giá cao hơn. Thứ ba là các đối thủ cạnh tranh không có khả năng bán hàng rẻ hơn ở phần thị trường nơi công ty bán hàng theo giá cao. Thứ tư là chi phí về việc phân chia thị trường và theo dõi giám sát chúng không được vượt quá tổng số tiền thu thêm hình thành do phân biệt giá. Thứ nǎm là việc xác định giá phân biệt không được gây ra sự bất bình và khó chịu trong người tiêu dùng. Thứ sáu là hình thức phân biệt giá cụ thể mà công ty áp dụng không trái với pháp luật.

Trong hoàn cảnh hiện nay khi có sự nới lỏng những sự điều tiết của Nhà nước trong một số ngành hoạt động như vận chuyển hàng không và đường bộ, các công ty hoạt động trong những ngành này ngày càng hay sử dụng các phương pháp xác định giá phân biệt. Ví dụ về phân biệt giá của các hãng hàng không như sau :

Một thời gian do cạnh tranh quyết liệt giữa các hāng “Isterss”, “United” và ba công ty khác nữa phục vụ chuyến bay Cleveland – Miami, mỗi chuyến bay trên tuyến này hành khách có thể trả tiền theo 11 giá khác nhau. Trong đó có nhiều mức giá dành cho những mảng thị trường nhất định. Cụ thể là: 1) hạng nhất – 218 USD; 2) hạng kinh tế tiêu chuẩn – 168,3 USD; 3) hạng hai bay đêm – 136 USD; 4) đi tham quan ngày nghỉ – 134 USD; 5. đối với thành viên các đội tình nguyện – 130 USD; 6) tham quan giữa tuần – 128. USD; 7) đi du lịch tập thể có tổ chức:118 USD; 8) đôi với quân nhân -112 USD; 9) đối với thanh niên – 112; 10), đi nghỉ cuối tuần – 103 USD; 11) thuê cả chuyến – 96 USD.

Cố vấn Doanh nghiệp và Quản lý Hợp đồng
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments