Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiKhái niệm hoạt động trung gian thương mại

Khái niệm hoạt động trung gian thương mại

1-  Khái niệm hoạt động trung gian thương mại

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các thương nhân thông qua mua bán là điều kiện quan họng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tùy thuộc vào đối tượng giao dịch, thời gian giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương nhân có thể lựa chọn phương thức giao dịch cho phù hợp.

Trong lịch sử phát triển thương mại có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau. Phương thức giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phổ biến nhất là phương thức giao dịch trực tiếp.

Giao dịch trực tiếp là phương thức giao dịch trong đó người bán và người mua trực tiếp bàn bạc và thỏa thuận với nhau về các nội dung giao dịch như: Đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán và các điều kiện giao dịch khác. Phương thức giao dịch này có những ưu điểm như:

– Các bên trực tiếp thương thảo hợp đồng nên ít xảy ra hiểu lầm, sai sót đáng tiếc, do đó nâng cao hiệu quả của đàm phán giao dịch;

– Thương nhân có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường, do đó có thể nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất;

– Thương nhân có thể trực tiếp phát triển mối quan hệ với bạn hàng một cách nhanh chóng.

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, phương thức giao dịch trực tiếp sẽ không thuận lợi khi thương nhân mua bán hàng hoá ở thị trường mới hay đối với sản phẩm mới, do còn bỡ ngỡ nên dễ bị ép giá, dễ phạm sai lầm và rủi ro sẽ lớn. Mặt khác, phương thức giao dịch trực tiếp chỉ có thể đạt hiệu quả khi thương nhân có đội ngũ thực hiện giao dịch giàu kinh nghiệm và phải tốn khá nhiều chi phí giao dịch.

Do đó, đôi với các thương nhân vừa và nhỏ hoặc lần đầu tiên tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế hoặc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới hoặc tại thị trường mới thì phương thức giao dịch trực tiếp chưa hẳn đã tốt, dễ gây rủi ro. Trong những trường hợp này, thương nhân có thể lựa chọn phương thức giao dịch qua trung gian.

Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua một người trung gian. Trong phương thức giao dịch qua trung gian sẽ xuất hiện một chủ thể thứ ba, người này đứng ở vị trí độc lập với hai bên còn lại trong quan hệ và là người thực hiện dịch vụ theo sự ủy quyền và vì lợi ích của người khác để hưởng thù lao. Phương thức giao dịch qua trung gian được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực phân phối thương mại và đối với nhà sản xuất thì thông qua bên trung gian giúp họ tiếp cận với khách hàng, với người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn.

Dưới giác độ pháp lý, hiện tượng thương nhân nhận ủy quyền của người khác để tiến hành các hoạt động vì lợi ích của bên ủy quyền để mua, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ thương mại được pháp luật một số nước khái quát bằng khái niệm “trung gian tiêu thụ” hoặc “đại diện thương mại”. Các hiện tượng này được khái quát theo luật Anh – Mỹ dưới khái niệm Agency, luật Pháp: Agent commercial, luật Đức: Absazmittler.

ở Việt Nam, hoạt động trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại (Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

[a] Bài viết Khái niệm hoạt động trung gian thương mại được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái niệm hoạt động trung gian thương mại có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments