Thứ Ba, Tháng Năm 21, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiCác nội dung quan trọng được soát xét pháp lí

Các nội dung quan trọng được soát xét pháp lí

1- Thành lập và cơ cấu tổ chức quản lí

Luật sư sẽ xác nhận việc thành lập và tồn tại hợp pháp của công ty. Luật sư cũng sẽ kiểm tra và tóm tắt thông tin căn bản về công ty như lịch sử thành lập, trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Luật sư cũng cần nắm được mô hình quản lý công ty, vai trò và quyền hạn của từng cơ quan quản lý và nhân sự điểu hành hiện tại.

Tài liệu cẩn xem xét thường là giấy chứng nhận đáng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đáu tu, xác nhộn thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, diếu lệ công ty, sơ đổ tổ chức công ty, danh sách nhân sự chủ chốt. Luật sư cũng có thể tìm hiếu thêm thông tin vể công ty mục tiêu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và hệ thống thống tin của cơ quan thuế.
Vấn để pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty mục tiêu không đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;

Công ty không thực hiện thông báo hay đăng ký khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;

Công ty không thành lập đủ các cơ quan quản lý mà pháp luật quy định;

Người đại diện theo pháp luật không cư trú ở Việt Nam;

2- Vốn góp và cơ cấu sở hữu

Công ty được hình thành từ việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp nên có thể sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với công ty cũ.

Luật sư phải nắm được mức vốn đăng ký, mức vốn thực tế đã được góp, loại tài sản góp vốn, cơ cấu vốn (cổ phẩn) và tỷ lệ sở hữu giữa các cổ đông.

Tài liệu cần xem xét thường là báo cáo tài chính, chứng từ chứng minh việc góp vốn, sổ đăng ký cổ đông, giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp, giẫy chứng nhận đăng ký đầu tư, xác nhận thông báo thay dổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Cổ đông chưa góp đủ vốn đã đăng ký;

Công ty không phát hành giấy xác nhận góp vốn, cổ phiếu, lập sổ đăng ký cổ đông;

Cổ đông nhờ người đứng tên hộ.

3- Ngành nghề kinh doanh

Công ty ở Việt Nam thường đăng ký nhiều ngành nghề. Luật sư cần nắm được các thông tin mang tính thương mại như ngành nghề kinh doanh nào là ngành nghề cốt lõi của công ty và doanh thu của ngành này so với tổng doanh thu của công ty. Điểu này sẽ giúp luật sư biết được vai trò của một ngành nghề đối với công ty, từ đó đánh giá được tính nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến ngành nghề này.
Ngành nghề kinh doanh sẽ quyết định các loại giấy phép con mà công ty mục tiêu cần, hợp đồng nào là quan trọng đối với công ty, tài sản nào là thiết yếu.

Nếu bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, ngành nghề kinh doanh của công ty cẩn phải được xem xét kỹ lưỡng vì pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên đặt ra các hạn chế, điểu kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty.
Tài liệu cần xem xét thường là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, xác nhận thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, điếu lệ công ty, báo cáo tài chính, hợp đổng thương mại và tài liệu giới thiệu về công ty mục tiêu cùa bên bán.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty mục tiêu kinh doanh không đúng với ngành nghê’ kinh doanh đã đăng ký

Công ty mục tiêu không đáp ứng đủ điều kiện đối với ngành nghể kinh doanh có điểu kiện

Hoạt động của công ty mục tiêu sẽ bị hạn chế hơn sau khi trở thành doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài

Nhà đẩu tư nước ngoài phải đáp ứng được điểu kiện theo pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế để mua cổ phấn của công ty mục tiêu.

4- Giấy phép con và điều kiện kinh doanh chuyên ngành

Pháp luật Việt Nam quy định về ngành, nghề kinh doanh có điểu kiện là ngành, nghê’ mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành, nghể đó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đổng. Doanh nghiệp được quyến kinh doanh trong ngành, nghê’ kinh doanh có điểu kiện kể từ khi đáp ứng đủ điểu kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điểu kiện đó trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Luật sư phải kiểm tra được công ty mục tiêu có đáp ứng đủ điểu kiện để kinh doanh một ngành nghề cụ thể nào đó hay không. Điếu này thường thể hiện bằng việc công ty mục tiêu đã xin đù các giấy phép con, giấy chứng nhận đủ điểu kiện, nhân viên công ty mục tiêu có đủ chứng chỉ hành nghé hay không.

Ngoài ra, có một số ngành nghê’ được Nhà nước quản lý chặt chẽ (như bảo hiểm, ngân hàng, dược phẩm) và đặt ra các quy định khắt khe trong các quy định pháp luật chuyên ngành. Do vậy, luật sư cũng nên tập trung kiểm tra việc công ty mục tiêu có tuân thủ đúng các quy định mang tính đặc thù này không.

Tài liệu cần xem xét thường là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đẩu tư, xác nhận thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giấy phép, giấy chứng nhận đủ điểu kiện, chứng chỉ hành nghề.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty mục tiêu không có đủ giấy phép con

Giấy phép con của công ty mục tiêu sắp hết hạn

Những người có chứng chỉ hành nghê cần thiết cho hoạt động của công ty sẽ nghỉ việc khi giao dịch dự kiến hoàn tất
Công ty vi phạm pháp luật chuyên ngành.

5- Điều lệ công ty

Bằng việc xem xét điều lệ, luật sư sẽ nắm được cơ cấu tổ chức quản lý; thẩm quyền và thể thức thông qua các quyết định kinh doanh, quản lý công ty; nguyên tắc phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

Luật sư cần đánh giá điều lệ công ty có trái với pháp luật hay không; quyển mà bên mua có được với sổ cổ phấn tương ứng theo điều lệ; cơ cấu phân chia quyển lực giữa các cổ đông (thông qua quyển biểu quyết và đề cử người quản lý), quy định hạn chế việc chuyển nhượng hay định đoạt cổ phẩn.

Tài liệu cẩn xem xét thường là điểu lệ công ty và các quy chế của hội đồng quản trị. Các tài liệu có liên quan cẩn phải xem xét là thỏa thuận cổ đông liên quan đến công ty mục tiêu mà công ty mục tiêu hay bên bán đã ký kết.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Điểu lệ có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật

Điểu lệ quy định hạn chế chuyên nhượng cổ phần

Cơ chế để thông qua các quyết định kinh doanh, quản lý công ty được quy định trong điều lệ hiện tại gây bất lợi cho bên mua trong việc kiểm soát công ty.

6- Quyết định của cơ quan quản lí công ty

Luật sư sẽ xem xét nghị quyết đã được ban hành của Hội đống quản trị, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông của công ty. Mục đích của việc này là để biết được các quyết định quan trọng của cơ quan quản lý công ty và để đánh giá nghị quyết có trái với quy định của pháp luật hay điểu lộ của công ty hay không.

Tài liệu cẩn xem xét thường là nghị quyết của Hội đổng quản trị, hội đổng thành viên, đại hội đổng cổ đông của công ty trong 3 năm gần nhất.

Vấn để pháp lý thường gặp ở nội dung này là nội dung nghị quyết trái với quy định của pháp luật.

7- Hợp đồng quan trọng

Lý do chính mà luật sư cần phải xem xét hợp đổng của công ty đó là công ty mục tiêu tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua việc giao kết và thực hiện hợp đổng, do đó hợp đóng phục vụ và ảnh hưởng đến sự ổn định, liên tục và hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu. Ngoài ra, hợp đông quy định cam kết của công ty mục tiêu với đối tác và sẽ tiếp tục ràng buộc công ty mục tiêu sau khi bên mua mua được cổ phần.

Tài liệu cần xem xét là các hợp đổng thương mại quan trọng của công ty, thường là các hợp đổng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của công ty. Ngoài ra các hợp đổng đặc thù như hợp đổng liên doanh, hợp tác đầu tư, thỏa thuận cổ đông mà công ty mục tiêu ký với các đối tác khác liên quan đêh khoản đâu tư của công ty mục tiêu vào các công ty khác cũng cần được soát xét.Công ty mục tiêu có thể ký kết rất nhiều hợp đồng phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu. Luật sư thường không soát xét hết tất cả hợp đông chủ yếu do hạn chế vẽ mặt thời gian (và để giảm chi phí cho bên mua) mà chỉ lựa chọn những hợp đổng nào quan trọng nhất.

Những loại hợp đồng sau đầy thường được coi là quan trọng đối với công ty mục tiêu:

[1] Hợp đống có giá trị cao

[2] Hợp đổng mang tính đặc biệt như hợp đổng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, thỏa thuận cổ đông, nhượng quyển thương mại, hợp đồng đối tác công tư (PPP)

[3] Hợp đổng có điều khoản hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc định đoạt tài sản của công ty mục tiêu

[4] Hợp đổng có điểu khoản cho phép bên kia chấm dứt hoặc khiến cho các khoản tiến mà công ty phải trả theo hợp đổng trở nên đến hạn sớm nếu có sự thay đổi vể kiểm soát (change of control clause)

[5] Hợp đổng hứa mua, hứa bán tài sản của công ty ngoài quy trình kinh doanh thông thường

[6] Hợp đổng với khách hàng hoặc đối tác lớn nhất

[7] Hợp đổng nhằm thực hiện hoặc phục vụ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi

[8] Hợp đồng với các bên liên quan và người quản lý của công ty

[9] Hợp đổng mẫu phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.

[10] Vấn đê’ pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

[11] Hợp đổng có điểu khoản cho phép bên kia chấm dứt hoặc khiến cho các khoản tiền mà công ty phải trả theo hợp đổng trở nên đến hạn sớm nếu có sự thay đổi vể kiểm soát

[12] Hợp đổng sắp hết hạn

[13] Hợp đổng có điều khoản hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc định đoạt tài sản của công ty mục tiêu

[14] Hợp đồng có khả năng bị vô hiệu một phẩn hoặc toàn bộ

[15] Hợp đổng không được công chứng, đăng ký với Nhà nước nếu việc công chứng, đăng ký đó là bắt buộc

[16] Hợp đổng có điều khoản trái pháp luật.

8- Tài Sản

Luật sư sẽ không xem xét từng tài sản một mà sẽ lựa chọn những tài sản quan trọng đối với hoạt động kinh doanh.

Tính quan trọng của tài sản có thể được xem xét dựa trên các yếu tố sau:

[1] Tài sản có giá trị cao;

[2] Tài sản cực kỳ cần thiết cho hoạt động của công ty;

[3] Tài sản mua trả chậm, trả dẩn;

[4] Tài sản thuê, mượn;

Tài sản mà công ty mục tiêu nhận cẩm cố, thế chấp. Tài sản đặc biệt như quyền sở hữu trí tuệ được soát xét ở nội dung quyển sở hữu trí tuệ.Tài liệu cẩn xem xét là giấy tờ chứng minh quyển sở hữu hay sử dụng của công ty đói với một tài sản cụ thể nào đó; bảng khấu hao tài sản; hợp đổng mua, thuê mua, mượn tài sản.

Vấn đễ pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Tài sản là công trình xây dựng chưa được Nhà nước chứng nhận quyền sở hữu;

Công ty bị hạn chế định đoạt hoặc sử dụng tài sản nhất định;

Quyển sở hữu nhà ở của công ty bị hạn chế sau khi trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

9- Các khoản vay

Luật sư sẽ soát xét các hợp đổng vay, hợp đống xác lập giao dịch bảo đảm (ví dụ như cẩm cố, thế chấp), hợp đổng để công ty bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên thứ ba.

Việc cồng ty vay nợ không phải là vấn đê’ pháp lý vì vay nợ tạo vốn để kinh doanh và cần đối dòng tiền mặt. Quan trọng là bên mua biết được thông tin này để cân nhắc giá mua vi bên mua sẽ phải gián tiếp gánh nợ sau khi mua.

Bên mua cũng cần phải biết được tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp; dùng để bảo đảm cho khoản nợ nào, của ai; quyển và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch cẩm cố, thế chấp; khả năng bị xử lý tài sản bảo đảm; khả năng khoản nợ trở nên đến hạn sớm hơn do giao dịch dự kiến.Tài liệu cẩn xem xét là các hợp đổng vay, cầm cố, thế chấp; báo cáo tài chính. Luật sư cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin từ văn phòng dăng ký đất đai và từ Cục dăng ký quốc gia vồ’ giao dịch bảo đảm.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty mục tiêu không đăng ký khoản vay nước ngoài trung và dài hạn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vay nợ khi chưa góp đủ vỗn điểu lệ vì vậy lãi vay có thể không được xem là chi phí hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệ

Công ty mục tiêu không phải là tổ chức tín dụng cho vay tiền, lấy lãi và như vậy có thể vi phạm pháp luật về ngân hàng

Công ty mục tiêu cho công ty ở nước ngoài vay vốn khi chưa được chấp thuận của Thủ tướng.

10- Quyền sở hữu trí tuệ

Công ty mục tiêu có thể đang sử dụng các tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Luật sư cần phải kiểm tra liệu có quyển sở hữu hay sử dụng hợp pháp tài sản đó hay không, và công ty có được quyển sở hữu hay sử dụng tài sản đó bằng cách nào, tự mình sáng tạo hay được bên thứ ba cấp quyền sử dụng.

Ngoài ra luật sư phải đánh giá được khả năng công ty mục tiêu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác trong quá trình hoạt động. Soát xét pháp lý cũng là để phát hiện nghĩa vụ tài chính tiềm tàng hay chưa được thực hiện của công ty mục tiêu liên quan đến tài sản trí tuệ, chẳng hạn như các khoản tiền thưởng cho tác giả của sáng chế.

Việc công ty mục tiêu có đang cho phép bên thứ ba sử dụng tài sản trí tuệ của mình hay không cũng can được điều tra kỹ lưỡng.

Tài liệu cẩn xem xét là giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; hợp đổng chuyển giao quyển sở hữu, quyền sử dụng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; quy định nội bộ vê’ sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Luật sư cũng thường soát xét các hợp đổng chuyển giao công nghệ và hợp đồng liên quan đến phần mềm máy tính quan trọng, có giá trị lớn của công ty.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty chưa đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế

Công ty con sử dụng nhãn hiệu của công ty mẹ

Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sắp hết.

11- Lao động

Việc công ty mục tiêu có tuân thủ quy định của pháp luật lao động hay không cũng cần được soát xét kỹ càng, từ quá trình tuyển dụng, sử dụng, quản lý cho đến quá trình chấm dứt quan hệ lao động.Luật sư cần đánh giá được liệu hợp đồng lao động và các tài liệu mà công ty mục tiêu ký kết và ban hành như nội quy lao động có trái pháp luật hay không.

Luật sư cẩn chỉ ra được những cam kết mà công ty đã đưa ra đối với cá nhân hay tập thể người lao động.

Đó có thể là cam kết vẽ tiền lương hay những lợi ích vật chất khác. Cam kết đó có thể được quy định trong từng hợp đồng lao động riêng rẽ hoặc trong thỏa ước lao động tập thể.

Trong một chừng mực nào đó luật SƯ cũng cẩn xem xét liệu công ty mục tiêu có thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến sử dụng lao động hay không như tiền lương có cao hơn tiền lương tối thiểu, tiền làm thêm giờ có được trả ở mức pháp luật quy định, hay các loại bảo hiểm bắt buộc có được đóng đẩy đủ.

Tài liệu cần xem xét là hợp đông lao động (thường là lấy mẫu); hợp đổng hay thỏa thuận với những người quản lý cấp cao của công ty mục tiêu; nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; chính sách tăng lương, trả thưởng, trợ cấp; thông báo kết quả đóng bảo hiểm bắt buộc; giấy phép lao động, các loại chứng chỉ tập huấn cho cá nhân người lao động, giấy chứng nhận kiểm định máy móc, thiết bị đòi hỏi cao vể mức độ bảo đảm an toàn lao động.

Vấn để pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty mục tiêu không xin giấy phép lao động cho người nước ngoài;

Nội quy lao động có điều khoản trái pháp luật

Nội quy lao động không được nộp cho (về bản chất là đăng ký với) cơ quan lao động có thẩm quyền;

Thỏa ước lao động tập thể có điều khoản trái pháp luật;

Công ty mục tiêu có nghĩa vụ phải thanh toán trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc;

Công ty mục tiêu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến lao động (như phí công đoàn hay bảo hiềm y tế cho người nước ngoài);

Công ty mục tiêu tổ chức làm thêm giờ quá mức tối đa mà pháp luật cho phép;

Hợp đổng lao động có điểu khoản trái pháp luật.

12- Môi Trường

Dưới góc độ pháp lý, liên quan đến nội dung này, luật sư thường đánh giá sự tuần thủ pháp luật vê’ môi trường của công ty mục tiêu bằng cách kiểm tra liệu công ty mục tiêu có thực hiện đẩy đủ thủ tục hành chính vể môi trường.

Cụ thể luật sư cần xác nhận việc công ty mục tiêu có xin các giấy phép, chấp thuận, chứng chỉ cần thiết, có thực hiện nộp các báo cáo mà pháp luật yêu cẩu liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường hay không.

Luật sư cũng thường kiểm tra việc tuần thủ quy định vê’ phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn hóa chất, bức xạ.Tài liệu cần xem xét là báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép khai thác nước ngẩm, sổ đăng ký chủ nguổn chất thải nguy hại, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường;

Mức xả thải thực tế vượt mức được quy định trong sổ quản lý nguồn chất thải nguy hại;

Công ty không xin giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

13- Tranh chấp kiện tụng

Ở nội dung này luật sư tìm hiểu về các vụ tranh chấp, kiện tụng, khiếu nại mà công ty chủ động khởi xướng hoặc bị dính líu, trong tất cả các lĩnh vực từ hình sự, dấn sự cho đến hành chính.

Luật sư cần đánh giá được trách nhiệm mà công ty mục tiêu có thể phải gánh chịu từ những vụ tranh chấp, kiện tụng hay khiếu nại đó.

Tài liệu cần xem xét là hồ sơ các vụ tranh chấp, kiện tụng, khiếu nại được công ty mục tiêu cung cấp. Ngoài ra tòa án cũng đã bắt đầu công khai án lệ và các bản án khác trên cổng thông tin điện tử của tòa án. Dù rằng số lượng bản án và khả năng tìm kiếm còn khiêm tốn, đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để luật sư chủ động tìm hiểu vê’ các vụ kiện tụng có liên quan đến công ty mục tiêu. Đồng thời luật sư cũng có thể kiểm tra nội dung này thông qua báo chí và Internet.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Đang có tranh chấp liên quan đến tài sản hoặc hợp đồng quan trọng của công ty mục tiêu

Công ty mục tiêu có thể phải chịu trách nhiệm từ những tranh chấp hiện tại (như phải chịu phạt hợp đồng hay phải bồi thường thiệt hại)

Công ty mục tiêu chưa thực hiện xong nghĩa vụ từ những tranh chấp đã có phán quyết của tòa án.

14- Bảo hiểm

Trước hết luật SƯ phải kiểm tra công ty mục tiêu có mua các bảo hiểm mà pháp luật quy định, chẳng hạn như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không. Ngoài ra luật sư cũng sẽ xem xét các hợp đồng bảo hiểm mà công ty mục tiêu mua một cách tự nguyện.

Tài liệu cần xem xét là danh mục tài sản, hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là:

Công ty mục tiêu không mua các loại bảo hiểm bắt buộc;

Hợp đồng bảo hiểm sắp hết hạn;

Công ty mục tiêu không phải là bên thụ hưởng tiền bảo hiểm.

15- Chống hối lộ

Luật sư sẽ phải kiểm tra công ty mục tiêu có vi phạm quy định pháp luật về chống tham nhũng và hối lộ hay không. Luật sư cũng cẩn phải soát xét chính sách nội bộ của công ty mục tiêu về chống hối lộ.

Đây là nội dung thường được bên mua là nhà đầu tư nước ngoài quan tâm dù rằng việc luật sư có phát hiện ra công ty mục tiêu có hành vi đưa hối lộ hay không là không hể dễ dàng. Ngoài ra pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng còn rất sơ sài.

Tài liệu cần xem xét là chính sách tặng quà, chống hối lộ của công ty mục tiêu, hợp đồng giữa công ty mục tiêu với các đơn vị của Nhà nước.

Vấn đề pháp lý thường gặp ở nội dung này là công ty mục tiêu có dấu hiệu đã thực hiện đưa hối lộ.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments