Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhCác cách phân loại hàng hóa chủ yếu

Các cách phân loại hàng hóa chủ yếu

1- Hàng hóa lâu bền, hàng hóa sử dụng ngắn hạn, dịch vụ

Tùy theo mức độ lâu bền vốn có của hàng hóa hay tính chất hữu hình của chúng, hàng hóa được phân thành ba nhóm sau:

Hàng hóa lâu bền là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần. Ví dụ tủ lạnh, máy móc,quần áo.

Hàng hóa sử dụng ngắn hạn là những vật phẩm được sử dụng một lần hay một vài lần, ví dụ: bia, xà bông, muối.

Dịch vụ là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động,ích lợi hay sự thỏa mān. Ví dụ hớt tóc hay sửa chữa.

2- Phân loại hàng hóa tiêu dùng 

Người tiêu dùng mua rất nhiều hàng hóa đủ loại. Một trong những phương pháp phân loại tất cả những hàng hóa đó là phân chia chúng thành những nhóm trên cơ sở thói quen mua hàng của người tiêu dùng.Theo đặc điểm này có thể phân ra hàng hóa sử dụng thường ngày, hàng hóa mua có lựa chọn, hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt và hàng hóa theo nhu cầu thụ động.

Hàng hóa sử dụng thường ngày  là hàng hóa mà người tiêu súc dê so sánh chúng với nhau. Ví dụ thuốc lá, xà bông và báo chí.

Hàng hóa sử dụng thường ngày lại có thể chia ra thành hàng hóa sử dụng thường xuyên, hàng hóa mua ngẫu hứng  và hàng hóa mua khẩn cấp.

Hàng hóa sử dụng thường xuyên được mua đều đặn, ví dụ thuốc đánh rǎng ‘Crest”; bánh quy “Ritz”. Hàng hóa mua ngẫu hứng được mua không có kế hoạch trước v. không chủ ý tìm kiếm. Thông thường những thứ hàng này có bán ở nhiều nơi, cho nên người tiêu dùng hầu như không bao giờ phải để công tìm kiếm. Như những thanh chocolate hay tạp chí bày cạnh nơi thu tiền, vì nếu không thì người tiêu dùng sẽ có thể không nghĩ đến việc mua sắm nó. Hàng hóa mua khẩn cấp được mua khi xuất hiện nhu yếu cấp bách. Ví dụ ô dù trong mùa mưa, ủng và xẻng sau đợt tuyết rdi đầu tiên. Những người sản xuất hàng hóa mua khẩn cấp tổ chức phân phối chúng thông qua rất nhiều điểm bán để không bỏ lỡ cơ hội bán, khi người tiêu dùng đột nhiên cần đến những thứ đó

Hàng hóa mua có lựa chọn  là những hàng hóa mà người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và mua thường so sánh, cân nhǎc dụ đồ đạc, quần áo, ô tô và đồ điện gia dụng.

Hàng hóa mua có lua chon lai có the duoc chia ra thành hàng hóa giống nhau và hàng hóa không giống nhau. Người mua xem những thứ hàng hóa giống nhau là những vật phẩm có chất lượng như nhau, nhưng có khác biệt về giá cả đến mức độ đáng để phải so sánh chúng khi mua. Người bán những thứ hàng này khi nói chuyện với người mua phải “giải thích cơ sở giá cả” của chúng. Nhưng khi mua quần áo, đồ đạc và những hàng hóa không giống nhau, những tính chất của chúng thường có ảnh hưởng quan trọng hơn nhiều so với giá cả đối với người tiêu dùng. Nếu người mua cần bộ đồ sọc, thì kiểu may, cỡ số mặc vừa và vẻ ngoài của bộ quần áo chắc chắn sẽ quan trọng hơn sự chênh lệch chút ít về giá cả. Chính vì vậy khi bán những thứ hàng không giống nhau, có lựa chọn cần phải có nhiều chủng loại để thỏa mān những thị hiếu cá nhân rát da dang, và tuyển chọn những người bán hàng được huấn luyện tốt, có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin cần thiết và góp ý với họ.

Hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt  là những hàng hóa có xe ô tô, dàn âm thanh nổi, thiết bị nghề ánh, trang phục nam.

Ví du ô tô Mercedes là hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt, bởi vì người mua sẵn sàng đi xa để tìm mua nó. Hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt không đòi hỏi phải so sánh cân nhắc gì. Sự đóng góp thêm của người tiêu dùng chỉ là thời gian mà họ tốn để đến với người kinh doanh những thứ hàng Aang tìm kiếm. Trong trường hợp này địa điểm thuận tiện của người kinh doanh không có ý nghīa đặc biệt, nhưng nhất thiết phải thông tin cho những người mua tiềm ẩn về địa điểm của mình.

Hàng hóa theo nhu cầu thụ động là những hàng hóa mà người tiêu dùng không hay biết, nhưng thường không nghĩ đến việc mua chúng. Những sản phẩm mới như thiết bị báo khói và thiết bị nhà bếp để chế biến thực phẩm đều thuộc loại hàng hóa theo nhu cầu thụ động cho đến khi quảng cáo làm cho người tiêu dùng biết là có thứu hàng đó. Ví dụ kinh điển về hàng hóa cho mọi người đều biết nhưng không tạo ra nhu cầu đó là bảo hiểm tính mạng, đất mai táng, bia mộ và từ điển bách khoa toàn thư.

Do bản chất của nó, để tiêu thụ những hàng hóa loại này cần có những nỗ lực marketing đáng kể dưới dạng quảng cáo và các phương pháp bán hàng cá nhân. Một số những thủ thuật bán hàng cá nhân tinh tế nhất dāxuất hiện do cố gắng đảm bảo tiêu thụ chính những hàng hóa theo nhu cầu thụ động này.

3- Phân loại hàng hóa tư liệu sản xuất

Các doanh nghiệp và tổ chức mua sắm rất nhiều chûng loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Hàng hóa tư liệu sản xuất có thể được phân loại trên cơ sở căn cứ vào mức độ chúng tham gia vào quá trình sản xuất và giá trị tương đối của chúng. Có thể chia chúng thành ba nhóm: vật tư và chi tiết, tài sản cố định, vật tư phụ và dịch vụ
Vật tư và chi tiết là hàng hóa được sử dụng toàn bộ vào sản phẩm của người sản xuất. Cũng có thể chia tiếp chúng thành hai nhóm: nguyên liệu và bán thành phẩm cũng chi tiết.

Nguyên liệu bao gồm nông sản (lúa, bông, hoa quả, rau v.v…) và các sản phẩm tự nhiên (cá, gỗ, dầu thô, quặng sắt v.v…). Marketing các sản phẩm nông nghiệp hơi khác với marketing các sản phẩm tự nhiên. Các sản phẩm nông nghiệp do rất nhiều người sản xuất nhỏ cung cấp thông qua môi giới marketing, được thu gom, phân loại, tổ chức bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ. Mức cung các sản phẩm nông nghiệp có thể tăng trong một chừng mực nào đó, nhưng chỉ trong một thời gian dài chứ không thể trong một thời gian ngắn. Sản phẩm nông nghiệp là những hàng hóa mau hỏng và do tính chất thời vụ của chúng cần sử dụng những thủ thuật marketing đặc biệt. Người ta ít khi quảng cáo và kích thích tiêu thụ chúng, nhưng đôi khi những người sản xuất tổ chức chiến dịch tuyên truyền nhằm tăng mức tiêu dùng các sản phẩm của mình, như khoai tây, mận hay súa,có một số mặt hàng còn được gắn tên nhān như cam “Sunkist”, chuối “Chikila”.

Mức cung các sản phẩm tự nhiên rất hạn chế. Thường chúng cồng kềnh, giá trung bình không cao, nhưng việc vận chuyển chúng từ người sản xuất đến người tiêu dùng khá phức tạp. Chỉ có một số ít những người sản xuất lớn mới cố gắng bán chúng trực tiếp cho những người tiêu dùng công nghiệp. Bởi vì người tiêu dùng phụ thuộc vào tình hình tồn trữ những vật ư này, nên việc cung cấp thường được tiến hành theo những hợp đồng dài hạn. Tính chất giống nhau của các sản phẩm tự nhiên đã hạn chế phạm vi hoạt động nhằm kích thích tiêu thụ chúng. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn người cung ứng là độ tin cậy và giá cả hàng hóa.

Bán thành phẩm và chi tiết là những vật liệu (sắt, sợi, xi măng .v…) hay những chi tiết để lắp ráp (động cơ nhỏ, vỏ xe, vât đúc v.v…). Vật liệu thường được sử dụng có gia công thêm, ví dụ gang thỏi được luyện thành thép, sợi dệt thành vải. Điều giống nhau giữa các loại vật liệu là ở chỗ, khi mua chúng người ta đều coi giá cả và độ tin cậy của người cung ứng là có ý nghīa quan trọng vào bậc nhất. Các chi tiết lắp ráp được nhập hoàn toàn vào sản phẩm cuối cùng, không có thay đổi gì, ví dụ khi lắp động cơ cho máy hút bụi, lắp vỏ xe cho ô tô. Phần lớn các loại vật liệu và các chi tiết lắp ráp được bán trực tiếp cho những người tiêu dùng công nghiệp, những đơn hàng thường được giao trước một năm hay sớm hơn. Trong trường hợp này những yếu tố marketing chủ yếu là giá cả và dịch vụ. Việc gắn nhãn hiệu hay quảng cáo thường giữ vai trò ít quan trọng hơn.

Tài sản cố định là những hàng hóa tham gia một phần vào thành phẩm. Có thể chia chúng thành hai nhóm: công trình cố định và thiết bị ph

Công trình cố định là những vật kiến trúc (nhà xưởng, văn phòng v.v…) và những thiết bị cố định (máy phát điện, máy khoan đứng, máy điện toán, máy nâng hàng v.v…). Các công trình cố định thuộc vào những thứ hàng cơ bản thường được thực hiện mua ngay tại nơi người sản xuất. Bộ máy mua bán của những người sản xuất này bao gồm những chuyên gia giỏi, trong số đó thường có những kỹ sư tiêu thụ. Người sản xuất phải sẵn sàng sản xuất ra những mặt hàng theo những yêu cầu riêng của người đặt hàng và thực hiện dịch vụ sau khi bán. Quảng cáo tuy có được sử dụng, nhưng giữ một vai trò nhỏ hơn nhiều so với kỹ thuật bán hàng cá nhân.

Thiết bị phụ bao gồm những thiết bị di động (công cụ cầm tay, xe nâng hàng v.v…) và thiết bị văn phòng (máy chữ, bàn làm việc v.v…).Thiet bi loai này nói chung không trở thành một bộ phận của sản phẩm. Nó chỉ hỗ trợ cho quá trình sản xuất. Tuổi thọ của nó ngắn hơn so với các công trình cố định, nhưng lâu bền hơn tuổi thọ của vật tư. Một số người sän xuất thiết bị phụ bán chúng trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhưng thường thì họ vẫn bán qua người trung gian, bởi vì thị trường phân tán về mặt địa lý, người mua nhiều còn đơn hàng thì nhỏ. Khi lựa chọn người cung ứng căn cứ chủ yếu là chất lượng, tính năng và giá cả hàng hóa, cūng như có mạng lưới dịch vụ. Đội ngũ người bán hàng thường được quan tâm hơn là quảng cáo, mặc dù có thể sử dụng quảng cáo rất có hiệu quả.

Vật tư phụ và dịch vụ là những thứ hoàn toàn không có mặt trong thành phẩm.

Vật tư phụ có hai loại: vật tư công tác (dầu nhớt, than đá, giấy viết, bút chì v.v…)và vật tư phục vụ kỹ thuật và sửa chữa (sơn, dính, bàn chải v.v..). Vật tư phụ đối với thị trường hàng tư liệu sản xuất cũng là những hàng hóa sử dụng thường ngày đối với thị trường tiêu dùng, bởi vì người ta thường mua chúng với những công sức tối thiểu bằng phương pháp mua lặp lại không thay đổi. Việc mua bán chứng thường là thông qua trung gian, bởi vì người mua rất đông và họ bị phân tán về mặt địa lý, còn giá trị một đơn vị hàng vật tư phụ lại thấp. Vì thế mà các vật tư phụ phần lớn được tiêu chuẩn hóa, nhãn hiệu hàng hóa ít được chú ý tới, căn cứ chủ yếu để mua hàng là giá cả và dịch vụ.

Dịch vụ kinh doanh được chia thành dịch vụ phục vụ kỹ thuật và sửa chữa (lau chùi cửa sổ, sửa máy chữ v.v…) và dịch vụ tư vấn (tư vấn pháp lý, tư vấn cho lãnh đạo, quảng cáo v.v…). Dịch vụ phục vụ kỹ thuật và sửa chữa thường được cung ứng theo hợp đồng. Những người sản xuất nhỏ thường cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật, còn những người sản xuất loại thiết bị độc đáo thường hay cung ứng dịch vụ sửa chữa. Dịch vụ tư vấn thường sử dụng khi mua hàng để giải quyết những nhiệm vụ mới. Ở Đây người mua thuộc lĩnh vực công nghiệp thường lựa chọn người cung ứng cǎn cứ vào uy tín và trình độ chuyên môn nhân viên của họ.

Như vậy rõ ràng là những đặc tính của hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến chiến lược marketing. Tuy nhiên chiến lược marketing còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như số lượng đối thủ cạnh tranh, mức độ phân chia thị trường và tình trạng kinh tế.

 Tổng hợp (từ sách Marketing Essentials và một số nguồn khác).

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments