Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpVai trò của sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp vừa...

Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) là một thuật ngữ không quá xa lạ trong giới kinh doanh, nhưng lại tương đối mới ở Việt Nam đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về sở hữu trí tuệ, thay vào đó liệt kê các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng“, Vai trò của Sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm những vai trò dưới đây:

1. Sở hữu tri tuệ có thể nâng cao giá trị thị trường cho doanh nghiệp.

Giá trị thực tế của mà sở hữu trí tuệ mang lại có thể không giống nhau đối với từng đối tượng của sở hữu trí tuệ và cũng không đánh giá đầy đủ, tiềm năng của sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên khi quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ và trên thị trường cũng đang có những nhu cầu thực tế về các loại sản phẩm/dịch vụ mang trong mình những đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ thì ngay lập tức nó sẽ trở thành một tài sản có giá trị của công ty và nó sẽ mang lại cho công ty một hoặc tất cả giá trị sau:

– Sở hữu trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp của bạn thông qua chuyển
giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.

– Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhà đầu
tư hoặc các tổ chức tài chính.

– Đối với việc bán, sáp nhập hoặc mua lại, tài sản trí tuệ có thể nâng cao đáng kể giá
trị của doanh nghiệp và đôi khi đó chính là tài sản quan trọng và có giá trị nhất.

2. Sở hữu trí tuệ là tài sản giúp nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp thường được chia làm hai loại là tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, vốn…) và tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ, nhân lực, tin lực…). Ở các doanh nghiệp tài sản hữu hình thường đi theo quy mô doanh nghiệp, hiểu đơn giản là doanh nghiệp càng lớn thì tài sản hữu hình của họ càng nhiều, trong khi đó tài sản vô hình lại là không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà phụ thuộc vào sự năng động sáng tạo và nhiều yếu tố khác của công ty. Do đó có thể nói rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn đã có chỗ đứng và tầm ảnh hưởng rộng, nhưng đối với sở hữu trí tuệ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có đầy đủ cơ hội để cạnh tranh với những đối thủ lớn hơn. Một cách thức quan trọng để thực hiện được việc này là bảo hộ pháp lý các tài sản vô hình và đăng ký và duy trì quyền sở hữu trí tuệ, nếu thỏa mãn các điều kiện về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ có thể có được, đặc biệt là đối với các loại tài sản vô hình sau:

– Sản phẩm hoặc quy trình có tính sáng tạo (thông qua việc bảo hộ sáng chế hay giải pháp hữu ích);

– Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học (ở một số nước còn bảo hộ cả phần mềm máy tính và bộ sưu tập tài liệu) (thông qua việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền
liên quan);

– Các kiểu dáng sáng tạo, kể cả kiểu dáng đối với sản phẩm dệt may (thông qua việc
bảo hộ kiểu dáng công nghiệp);

– Các dấu hiệu có tính phân biệt (phần lớn là thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận; tuy nhiên, có những dấu hiệu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý);

– Mạch tích hợp điện tử (thông qua việc bảo hộ thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn);

– Tên gọi của hàng hóa có chất lượng hoặc danh tiếng nhất định được tạo nên do xuất xứ địa lý (thông qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý);

– Bí mật thương mại (thông qua việc bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại)

3. Bảo hộ sở hữu trí tuệ là một hình thức đầu tư, tạo chỗ đứng trong tương lai.

Việc đầu tư vào sở hữu trí tuệ một phần sẽ giúp cải thiện đường tình hình kinh doanh và nâng cao hiệu suất công việc, phần khác đây cũng là khoản đầu để tạo điểm nhấn, tạo giá trị cạnh tranh trong tương lai. Một ví dụ kinh điển về việc đầu tư vào sở hữu trí tuệ chính là việc Công ty Apple và Công ty Samsung đã từng bước lật đổ “ông lớn” Nokia trong ngành viễn thông và sản xuất điện thoại; chúng ta đều biết tính đến năm 2006 Nokia đã tạo dựng lên “một đế chế” sản xuất điện thoại đứng đầu thế giới và tưởng trừng như sẽ không bao giờ sụp đổ; nhưng việc Samsung và Apple đầu tư và những sáng tạo, những đổi mới, những tài sản trí tuệ đã giúp họ “lật đổ ngai vua” của Nokia; đến nay Samsung và Apple đang chiếm hơn nửa thị trường smartphone của thế giới và hai hãng cũng đang có hàng chục nghìn tài sản trí tuệ được đăng ký ở khắc các quốc gia trên thế giới.

(Tổng hợp từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ và các tài liệu khác)
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments