Thứ Ba, Tháng Năm 21, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhNhững yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô

Những yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô

1- Những yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô

Công ty và các nhà cung ứng của nó, những người môi giới marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhóm công chúng trực tiếp hoạt động trong khuôn khổ môi trường vĩ mô rộng lớn hơn của các lực lượng hoặc là mở ra những khả năng mới, hoặc là gây ra những nỗi nguy hiểm mới cho công ty. Những lực lượng này chính là những yếu tố “không khống chế được” mà công ty cần phải chú ý theo dõi và phản ứng kịp thời.

2- Môi trường nhân khẩu

Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư theo quan điểm dân số và mật độ v.v. . Những người làm marketing rất quan tâm tới yếu tố nhân khẩu học, bới vì thị trường là do con người họp lại mà thành. Chúng tôi sẽ dừng lại ở những xu thế nhân khẩu học quan trọng nhất.

Bùng nổ dân số thế giới. Dân số thế giới đang tăng lên với tốc độ”chóng mặt”. Năm 1981 dân số thế giới là 4,5 tỷ người, Từ đó đến nay dân số cứ tiếp tục tăng 2% hàng năm. Với nhịp độ tăng như vậy sau 33 năm dân số thế giới sē tǎng gấp đôi.

Bùng nổ dân số đang gây mối lo ngại cho nhiều Chính phú và các nhóm xã hội khác nhau trên toàn thế giới. Thứ nhất là nguồn tài nguyên của hành tinh có thể sẽ không đủ duy trì cuộc sống của một lượng người lớn như vậy, đặc biệt cần chú ý là phần lớn trong số họ lại ra sức đảm bảo cho mình một mức sống cao. Thứ hai là dân số tăng với nhịp độ cao nhất ở những nước ít có điều kiện cho phép điều đó nhất.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu của con người cūng tǎng và các nhà kinh doanh phải thỏa mãn những nhu cầu ấy. Điều đó có nghīa là thị trường cũng tăng cùng với sức mùa khá lớn. Nhưng nếu sức mua kém thì sẽ bắt đầu suy thoái và thị trường bi thu hẹp.

Giảm tỷ lệ sinh đẻ ở Mỹ. Tính đến 1 tháng 7 năm 1983 dân số My là 234 triệu người. Theo tính toán của các chuyên gia thì tới năm 2000 con số đó sẽ tăng lên đến 260 triệu người. Những mặc dù tổng dân số có tǎng, bắt đầu từ những năm 50 nhịp độ tăng đã chậm lại rất nhiều con số sinh đẻ kỷ lục- 4,3 triệu đã được ghi nhận trong năm 1957. Tới giữa những nǎm 1970, chỉ tiêu này giảm xuống còn 3,2 triệu một năm. Trong những năm gần đây thấy có một sự gia tăng đôi chút- tới 3,6 triệu ca sinh một năm. Trong những năm 80 mức tăng dân số là dưới 1% mỗi năm. Quy mô của gia đình bị thu nhỏ lại là do những nguyên nhân sau :1. mong muốn nâng cao mức sống của mình; 2. phụ nữ ngày càng muốn từ tham gia vào công tác xā hội nhiều hơn; 3. sử dụng có hiệu quả hơn các phương pháp điều tiết tỷ lệ sinh đẻ.

Hiện tượng giảm tỷ lệ sinh đẻ là mối đe dọa đối với một số lĩnh vực hoạt động này và là điều tốt lành đối với một số lĩnh vực khác. Nó tước đi giấc mơ của những người lãnh đạo các xí nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em, quần áo, bàn ghế và thực phẩm cho trẻ em. Trong nhiều năm/công ty “Gerber Company” đã nêu cao khẩu hiệu “Trẻ em là mối quan tâm của chúng ta, mối quan tâm duy nhất của chúng ta”. Nhưng cách đây mấy năm khẩu hiệu này đã lặng lē biến mất khỏi các chương mục quảng cáo. Ngày nay Gerber” bán bảo hiểm cho những người già và khẩu hiệu “Ngày hôm nay “”erber” chăm sóc những người ngoài 50 như bố mẹ” đã trở thành đề tài quảng cáo chủ yếu. Công ty “Johnson and Johnson” đã phản ứng bằng những ý đô thuyết phục người lớn sử dụng phấn, đầu và dầu gội đầu của trẻ em. Đồng thời những xí nghiệp như khách sạn, đường không và nhà hàng ǎn as thu được lợi nhờ ở chỗ các cặp thanh niên đã có nhiều thời gian rỗi hơn và thu nhập cũng tǎng hơn trước.

Hiện tượng già hóa dân cư Mỹ. Hiện tượng giảm tỷ lệ chết nói lên một điều là con người của thế hệ hôm nay sống lâu hơn. Tuổi thọ trung bình đã đạt tới 73 tuổi, tăng thêm tới 24 năm so với năm 1900. Tuổi thọ trung bình của đàn ông là 69 tuổi, của đàn bà là 77 tuổi. Hiện tượng tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ sinh đẻ sẽ dẫn đến già hóa dân cư. Hiện nay tuổi trung bình của người dân Mỹ là 30 tuổi, và đến năm 2000 sẽ là cỡ 35 tuổi.

Dân số thuộc các nhóm tuổi khác nhau sẽ biến động với những nhịp độ khác nhau. Trong những năm 1980-1990, số lượng thiếu niên đā giảm đi 17% hay 4,6 triệu. Điều này đến lượt nó lại dự báo hiện tượng giảm tốc độ tiêu thụ xe mô tô, các dụng cụ bóng chày và bóng đá, quần áo vải bông, đia hát, giảm bớt số người muốn có trình độ học vấn đại học.

Cūng trong thập kỷ đó ở nhóm tuổi từ 20 đến 34 tuổi nhân khẩu tăng không đáng kể có 3%. Và nếu số người tiêu dùng tăng không đáng kể thì các nhà hoạt động thị trường phục vụ nhóm đó- những nhà sản xuất đồ gỗ, những người tổ chức nghỉ ngơi và tham quan du lịch, các công ty bảo hiểm, các nhà sản xuất dụng cụ quần vợt và trượt tuyết- sẽ phải tìm kiếm và giới thiệu với các thành viên của nhóm này những phương án mới trong cách sử dụng sản phẩm của mình.

Nhóm tuổi từ 35 đến 54 có tốc độ tăng lớn nhất – tới 28%. Nhóm này bao gồm những người có nghề nghiệp ổn định, tạo nên một thị trường lớn những người mua nhà là căn hộ lớn, xe hơi mới và quần áo mới.

Trong thập kỷ này nhân khẩu thuộc nhóm tuổi từ 55 đến 64 giam đi 2%. Những người sống trong những tổ ấm “trống rỗng” này vì con cái đã rời khỏi mái nhà của bố mẹ, có nhiều thời gian rỗi hơn trước và nhiều tiền nhàn rỗi hơn. Những người thuộc nhóm này tạo nên một thị trường cơ bản sử dụng dịch vụ ăn uống công cộng, du lịch, mua quần áo đắt tiền, choi golf, và các hình thức nghỉ ngơi và giải trí tích cực khác.

Nhóm tuổi từ 65 trở lên chiếm vị trí từ thứ hai về tốc độ tăng nhân khẩu- lên 20%. Nhóm người này có sức cầu luôn luôn tăng về nhà hay trai nội trú cho những người già, nhà ở di động trên ô tô, những hình thức nghỉ ngơi yên tĩnh hơn (golf, câu cá), thực phẩm đóng gói theo suất ăn và những đồ dùng và dịch vụ y tế (thuốc men, kính, gậy chống, máy nghe cho người điếc, nhà nghỉ cho những người dưỡng bệnh). So với thế hệ trước những người thuộc nhóm tuổi này tập trung nhiều hơn vào lợi ích của bản thân, trở nên hoạt động hơn, thích đảm bảo điều kiện cho mình nghỉ ngơi và giải trí hơn. Họ có khuynh hướng chi phí cho bản thân nhiều hơn và không quan tâm đến việc dành dụm tiền cho con cái.

Các công ty hướng chủ yếu vào thị trường thanh niên đã thích nghi với hiện tượng già hóa đất nước bằng cách thay đổi cách xác định vi trí của những mặt hàng cũ và sản xuất những mặt hàng mới. Ví dụ như công ty “Rigli” đã đưa ra thị trường kẹo gôm không dính rǎng “Freedent” cho những người mang hàm giả. Còn công ty “Elena Rubinstein” thì chào rất nhiều chủng loại mặt hàng chăm sóc da cho phụ nữ trên 50 tuổi.  

Những biến đổi trong gia đình Mỹ: Vầng hào quang của một gia đình Mỹ lý tưởng với hai con, hai ô tô và nhà ở ngoại ô đã bị lu mờ đi chút ít. Do ảnh hưởng của một số yếu tố gia đình Mỹ đã bị thay đổi. Thú nhất là hôn nhân trở nên muộn hơn. Tuổi trung bình của các cặp kết hôn không ngừng tǎng trong suốt nhiều năm và hiện nay là 23,4 tuổi đối với nam và 21,6 tuổi đối với nữ. Người ta dự kiến là xu thế này sē được giữ nguyên đến cuối những năm 80. Do đó cūng giảm tốc độ tiêu thụ nhẫn cưới, đồ trang điểm cho cô dâu, ngày bảo hiểm sinh mạng.

Thứ hai là các gia đình có ít con hơn, đồng thời những cặp vợ chồng trẻ lại hoãn sinh con muộn hơn. Điều đó có nghīa là sẽ giảm bớt nhu cầu về thực phẩm, đồ chơi, quần áo cùng các thứ hàng hóa khác và dịch vụ cho trẻ em.

Thứ ba là gần 50% cuộc hôn nhân ở Mỹ đã kết thúc bằng ly hôn. Đā xuất hiện hơn một triệu gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, và nhu cầu về các căn hộ, đồ gỗ, dụng cụ sinh hoạt và các thứ hàng khác tăng lên.

Thứ tư là ngày nay có 51% số phụ nữ có chồng đi làm mướn. Phụ nữ đi làm tạo nên thị trường người mua quần áo tốt, dịch vụ vườn trẻ, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa và bữa ăn trưa nguội. Đồng thời giảm bớt số công chúng xem tivi và số phụ nữ đọc các tạp chí nữ công. Thu nhập của phụ nữ làm việc chiếm 40 % tổng thu nhập của gia đình và có ảnh hưởng đến việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao hơn. Và cuối cùng vai trò truyền thống của chồng và vợ cūng thay đổi – người chồng gánh vác ngày càng nhiều hơn những công việc nhà như mua bán và chǎm sóc con cái. Vì thế mà ngày càng nhiều ông chồng trở thành thị trường mục tiêu của các nhà sản xuất và những người bán lẻ thực phẩm và đồ dùng gia đình.

Thứ năm là rất nhiều thanh niên trưởng thành đã rời bỏ nhà bố mẹ sớm. Có nhiều cặp vợ chồng sau khi ly dị hay góa bụa đã sống một mình. Ở Mỹ có hơn 19 triệu người sống độc thân như vậy (23% tông số gia đình). Nhóm người này cần những căn hộ nhỏ hơn, những đồ dùng gia đình ré tiền, công suất nhỏ hơn, đồ gỗ đơn giản hơn, thực phẩm đóng gói nhỏ hon. Ngoài ra những người độc thân là thị trường tiêu thụ các dịch vụ khác nhau hỗ trợ chọ việc giao tiếp như các bar, các chuyến đi du lịch và đi biển cho những người độc thân.

Sự di chuyển dân cư. Người Mỹ là một dân tộc sôi nổi,nhanh nhẹn Hàng năm cứ 5 người thì có một người (trên quy mô cả nước thì con số đó là 42 triệu người) thay đổi chỗ ở của mình. Nhiều người di chuyển từ các bang ở miền Đông Bắc đến các bang vùng nhiều nắng. Việc di cư sang những bang nhiều nắng làm giảm bớt nhu cầu về quần áo ấm và thiết bị. sưởi ấm nhà đồng thời mở rộng nhu cầu về máy điều hòa nhiệt độ.

Trong số những người di cư rất nhiều người đã chuyển từ các vùng nông thôn ra thành phố, nơi có nhịp sống mãnh liệt, nhiều chuyến đi du lịch hơn, thu nhập cao hơn, có nhiều hàng hóa và dịch vụ để lựa chọn hơn. Các thành phố lớn nhất như New-York, Chicago và San- Francisco chiếm phần cơ bản trong khối lượng bán những đồ lông thú đắt tiền, dầu thơm, vali và những tác phẩm nghệ thuật. Ở các thành phố này có ca kịch, vūba lê và các hình thức văn hóa cao cấp khác. Nhưng trong thời gian gân đây lại thấy có hiện tượng một số ít di chuyển ngược lại về các thành phố nhỏ và vùng nông thôn.

Không phải mọi người đều lập nghiệp ở các thành phố. Xung quanh thành phố là các vùng ven đô và bên ngoài các vùng ven đô là vành đai các biệt thự, Ủy ban điều tra dân số Mỹ đã xây dựng một tiêu chuẩn phân loại riêng các cụm thành phố đang lan rộng ra và được gọi là “các vùng phân bố thành thị chuẩn” 3. Khoảng 75% dân cư cả nước sống ở 323 vùng phân bố như vậy. Chính các vùng này là những mục tiêu chủ yếu mà các công ty hướng các nỗ lực thị trường của mình vào khoảng 60% dân cư cả nước hay 39% dân cư các vùng phân bố thành thị sống ở các vùng ven đô. Nét đặc trưng của các vùng, ven đô là lối sống tự do hơn, có nhiều thời gian ở ngoài trời, quan hệ láng giềng gắn bó hơn, mức thu nhập của dân cư cao hơn, phần lớn là các gia đình vợ chồng trẻ. Dân cư vùng ven đô mua những chiếc xe tải hạng nhẹ nhiều chỗ ngồi, thiết bị cho các xưởng gia đình, bàn ghế để kê ngoài vườn, dụng cụ làm vườn, thiết bị để nấu thức ăn trên đường phố. Những người bán lẻ cūng mở tại các vùng ven đô những chi nhánh của các cửa hàng bách hóa và các trung tâm thương mại.

Việc nâng cao trình độ học vấn và sự gia tăng viên chức. Tính đến năm 1985 xấp xỉ 44 triệu người Mỹ (hay 19% dân số) hoặc là đã đi học, hoặc là đā tốt nghiệp các trường đại học. Sự gia tăng số người có học vấn làm tăng nhu cầu về nhưng hàng hóa chất lượng cao, sách vở, báo chí và những chuyến đi du lịch. Những người tiêu thụ có trình độ đại học ít xem các chương trình tivi hơn so với số dân cư còn lại.

Năm 1982 cả nước có 112 triệu người làm việc. Từ năm 1961 đến 1980 số viên chức tăng từ 43 lên 51% tổng số lực lượng lao động, số công nhân giảm từ 35 xuống 33%, số người làm việc trong khu vực phục vụ vẫn giữ ổn định ở mức 13% còn số công nhân nông nghiệp thì giảm từ 8 xuống còn 3%. Theo dự báo của Cục thống kê lao động Mỹ trong suốt những nǎm 80 số người làm việc tăng nhiều nhất là ở những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp sau: Kỹ thuật công trình, khoa học y học, kỹ thuật máy tính điện tử,khoa học xā hội, thương nghiệp, kinh doanh, xây dựng, kỹ thuật lạnh, y tế, dịch vụ cá nhân, bảo vệ…

Trong phạm vi một thời kỳ ngắn và vừa, những xu thế nhân khẩu nêu trên là những yếu tố hoàn toàn tin cậy cho sự phát triển. Công ty có thể lấy bảng danh sách những xu thế nhân khẩu chủ yếu và xác định chính xác từng xu thế có ý nghīa quan trọng như thế nào đối với công ty. Ví dụ đối với các hāng hàng không tất cả những xu thế nhân khẩu nêu trên đều có ảnh hưởng tích cực đến mức bán và doanh số.

3- MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

Ngoài bản thân con người ra, sức mua của họ cūng rất quan trọng đối với các thị trường. Mức sức mua chung phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, giá cả, số tiền tiết kiệm và khả năng vay nợ… Sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng tăng đều ảnh hưởng đến sức mua.

Phản ứng của nhiều người Mỹ đối với tình hình kinh tế hiện nay là thái độ thận trọng hơn khi mua hàng. Để tiết kiệm tiền bạc, họ mua những thứ hàng mang “nhān hiệu cửa hàng” nhiều hơn và ít mua những thứ hàng mang “nhān hiệu toàn quốc” hơn. Nhiều công ty đã sản xuất ra những mặt hàng “kinh tế hơn” và trong quảng cáo đã nhấn mạnh tính hấp dẫn về giá cả của chúng. Một số người tiêu dùng đã gác lại việc mua những thứ hàng sử dụng lâu bền, một số người khác thì ngược lại đã vội vã mua sắm chúng vì sợ rằng trong năm tới giá cả sẽ tăng lên 10%. Nhiều gia đình cảm thấy rằng một ngôi nhà lớn, hai xe hơi, du lịch ở nước ngoài và học đại học tư thục không còn phù hợp với túi tiền của họ nữa. Trong khi đó, đã có sự phân bố lại tỷ lệ phần trăm những chi phí cho một số chủng loại hàng, ví dụ như chi phí mua thực phẩm và quần áo.

Các nhà hoạt động thị trường cần phải lưu ý đến tính chất phân bố thu nhập. Sự phân bố thu nhập ở Mỹ cho tới nay vẫn mang tính chất hết sức không đều. Dẫn đầu là những người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu. Đối với họ những sự kiện vừa qua trong nền kinh tế không hề ảnh hưởng đến tính chất của các khoản chi phí và họ vẫn là thị trường chú yěu tiều thu nhūng thứ hàng xa xỉ (như xe hơi “Rolls – Royce” trị giá từ 100 ngàn USD trở lên) và những dịch vụ đắt tiền (như đi du lịch vòng quanh thế giới bằng tàu thủy trị giá trừ 10 ngàn USD trở lên).

Tiếp đến là những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Họ có hạn chế chút ít trong việc chi tiêu, nhưng dù sao vẫn cảm thấy thoải mái và có khả năng mua sắm những quần áo đắt tiền, những đồ cổ, chiếc canô thứ hai hay ngôi nhà thứ hai. Giai cấp công nhân thì thực tế chỉ có thể mua sắm những thứ thật cần thiết trong số thực phẩm, quần áo và nhà cửa và phải hết sức cố gắng tiết kiệm. Cuối cùng là tầng lớp hạ lưu của xã hội (những người sống bằng tiền trợ cấp xã hội) cũng như nhiều người về hưu buộc phải tính toán từng xu ngay cả khi mua những thứ thật cần thiết.

Các nhà hoạt động thị trường cūng phải chú ý đến sự khác biệt về địa dư trong cơ cấu phân bố thu nhập .(Ví dụ thành phố Huston phát triển rất nhanh, trong khi đó thì Detroit lại tàn lụi). Họ phải tập trung nỗ lực của mình vào những vùng đang mở ra những khả năng đầy triển vọng nhất.

4- MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Vào những năm 60 đã xuất hiện nỗi lo lắng ngày càng tăng trong dư luận xā hội về vấn đề liệu hoạt động công nghiệp ở các nước phát triển có phá hoại môi trường tự nhiên không. Trong cuốn, sách “Mùa xuân thầm lặng” Raychel Carson  đā kể về thiệt hại mà một số ngành công nghiệp đā gây ra cho nước, đất và không khí. Đã xuất hiện những nhóm cảnh giác như “Serra Club” và “những người bạn của Trái đất”, còn các nhà lập pháp cả lo đā đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Những biến đổi trong môi trường đều có ảnh hưởng đến hàng hóa mà các công ty sản xuất và đưa ra thị trường.

Nạn khan hiếm một số loại nguyên liệu. Nước và không khí có thể tưởng như là những dạng tài nguyên thiên nhiên vô cùng tận, nhưng một số nhóm bảo vệ môi trường đã nhìn thấy mối đe dọa đối với chúng trong tương lai. Các nhóm này chủ trương cấm bán một số thuốc dưới dạng bình xịt, bởi vì chúng có thể gây tổn hại cho tầng ozon của khí quyển. Còn đối với nước thì ngày nay đā xuất hiện vấn đề ở một số vùng trên thế giới.

Việc sử dụng những nguồn tài nguyên có thể phục hồi được như rừng và lương thực cũng đòi hỏi phải quan tâm. Để bảo vệ đất và đảm bảo đủ số lượng gỗ đáp ứng sức cầu trong tương lai, các công ty khai thác gỗ phải trồng lại rừng trên những diện tích đã chặt. Việc cung cấp lương thực có thể trở thành một vấn đề lớn, bởi vì diện tích đất nông nghiệp có giới hạn và ngày càng bị thu hẹp vì bị dành để xây dựng nhà ở và sử dụng vào mục đích thương mại.

Một vấn đề rất nghiêm trọng đang nảy sinh do cạn kiệt những nguồn tài nguyên không phục hồi như dầu mỡ, than đá và các loại khoáng sản khác. Có lẽ ngày hôm nay đã cảm thấy thiếu bạch kim, vàng, kēm và chì. Tới cuối thế kỷ, ngay cả trong trường hợp tăng giá, bạc, thiếc, và Uranium có thể sẽ trở nên khan hiếm. Nếu giữ nguyên mức tiêu dùng hiện nay thì tới năm 2050 sẽ cạn kiệt trữ lượng một số khoáng sản khác mua.

Ngay cả trong trường hợp có nguyên liệu ban đầu hoạt động của nhūng công ty có sử dụng những khoáng sản khan hiếm sẽ có thể gặp rắc rối và đòi hỏi tốn kém hơn nhiều. Còn việc trút toàn bộ những chi phí đó lên vai người tiêu dùng chắc chắn sẽ không phải là dễ dàng gì. Các công ty làm công tác nghiên cứu khoa học và thăm dò có thể làm cho vấn để bớt gay gắt khi khám phá ra những nguồn nguyên liệu quý giá mới và tạo ra những vật liệu mới.

Tăng giá năng lượng. Vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế trong tương lai đã trở thành một vấn đề hết sức nghiêm trọng do có liên quan đến một trong những dạng tài nguyên thiên nhiên không phục hồi được là dầu mỏ. Nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp dầu mỏ và trong khi vẫn chưa tìm ra được những nguồn thay thế kinh tế hơn cho dạng năng lượng này thì dầu mỏ vẫn tiếp tục giữ vai trò khống chế trong chính trị và kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ cao (nhảy vọt từ 2,23 USD/ một thùng vào năm 1970 lên 34,00 USD/ một thùng vào năm 1982) đã sinh ra cơn sốt tìm kiếm dạng năng lượng thay thế. Than đá lại trở nên thông dụng, trong khi nghiên cứu tìm cách sử dụng trong thực tế những dạng năng lượng mặt trời,hạt nhân, gió v.v… Chỉ riêng trong līnh vực sử dụng năng lượng mặt trời đā có hàng trăm công ty chào bán thiết bị sưởi ấm nhà ở và phục vụ các mục đích khác.

Gia tăng ô nhiễm môi trường. Hoạt động công nghiệp hầu như bao giờ cũng gây tổn hại cho môi trường. Hãy suy nghĩ về cách loại trừ các chất thái của các ngành hóa chất và hạt nhân, về mức độ nguy hiểm của hàm lượng thủy ngân trong nước biển và đại dương, về hàm lượng DDT và các hóa chất ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm, cũng như về tình trạng môi trường bị ô uế vì những chai lọ, sản phẩm bằng nhựa và các vật liệu bao bì khác không bị phân hủy bằng phương pháp hóa sinh.

Nỗi lo lắng của dư luận xā hội đang mở ra một khả năng marketing tốt đẹp cho những công ty nhạy bén với tình hình. Đang hình thành một thị trường rộng lớn về các phương tiện chống ô nhiễm như thiết bị lọc bụi và những thiết bị làm việc theo công nghệ tái sinh những nguyên liệu ban đầu. Bắt đầu tìm kiếm những phương thức sản xuất và đóng gói hàng hóa không gây tôn hai cho môi trường.

Sự can thiệp kiên quyết của Nhà nước vào quá trình sử dụng hợp lý và tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ban lãnh đạo bộ phận marketing phải để mắt đến tất cả những vấn đề này để có thể nhận được những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động của công ty mà không gây tổn hại cho môi trường. Trong ý nghīa này hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt từ phía các cơ quan Nhà nước, cũng như từ phía các nhóm dư luận xã hội có uy thế: Thay vì chống lại tất cả những hình thức điều tiết, nhà kinh doanh phải tham gia vào việc tìm kiếm những giải pháp chấp nhận được cho những vấn đề cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng đang đặt ra cho đất nước.

5- MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC- KỸ THUẬT

Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng là một lực lượng mang đầy kịch tính nhất, quyết định số phận của con người. Hệ thống khoa học kỹ thuật đā để ra những điều kỳ diệu như penicillin, phương pháp giải phẫu tim mở, thuốc ngừa thai. Đồng thời nó cũng đem lại cho thế giới những nỗi khủng khiếp như bom khinh khí, chất khí làm tê liệt thần kinh, súng tiểu liên. Chính nó cūng đẻ ra những phúc lợi đầy mâu thuẫn như xe hơi, TV và bánh mì trắng. Thái độ đối với khoa học kỹ thuật còn tùy thuộc ở chỗ con người thán phục những điều kỳ diệu của nó hay là kinh hoàng trước những sai lầm thô thiển cua nó.

Mọi kỹ thuật mới đều thay thế vị trí của kỹ thuật cū. Bóng bán dẫn đã gây thiệt hại cho nền sản xuất đèn điện tử chân không, máy photocopy đā gây thiệt hại cho ngành sản xuất giấy than, xe hơi gây thiệt hại cho ngành đường sắt, vô tuyến truyền hình gây thiệt hại cho ngành chiếu phim. Thay vì chuyển sang những ngành sản xuất mới, các ngành cū đã chống lại những ngành mới hoặc là xem thường nó, do đó mà mất đi địa bàn hoạt động của mình.  

Bất kỳ ngành khoa học kỹ thuật mới nào cūng gây rất nhiều những hậu quả to lớn và lâu dài mà không phải bao giờ cūng thấy trước được. Chẳng hạn như việc tạo ra những phương tiện ngừa thai đā dẫn đến làm quy mô gia đình nhỏ đi, tăng số phụ nữ có chồng đi làm và tăng thu nhập độc lập của họ. Kết quả là làm tăng những chi phí cho việc tham quan du lịch, mua sắm hàng hóa sử dụng lâu bền và một số đồ dùng khác.

Nhà hoạt động thị trường phải chú ý theo dõi những xu thế chủ chốt trong khoa học kỹ thuật.

Đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Rất nhiều mặt hàng quen thuộc của ngày hôm nay cách đây 100 năm chưa hề tồn tại. Abraham Lincoln đã không biết xe hơi, máy bay, máy hát, Radio, đèn điện là cái gì. Woodro Wilson đã không biết ti vi, bình xịt, tủ lạnh, máy rửa bát đĩa tự động, máy điều hòa nhiệt độ, thuốc kháng sinh, máy tính điện tử là cái gì. Franldin Delano Rusvelt đã không biết máy photocopy, các chất rửa tổng hợp, máy ghi âm, thuốc ngừa thai, vệ tinh nhân tạo là gì. Còn John Kennedy thì cūng chưa biết má vi tính, đồng hồ điện tử mặt số, máy ghi hình, bộ xử lý là gì.

Elvin Toffler trong cuốn sách “Cú sốc của tương lai” đã thấy trước sự đẩy nhanh nhịp độ sáng tạo, áp dụng và phổ cập rộng rãi những thành quả mới của khoa học kỹ thuật. Những ý tưởng mới được hình thành nhiều hơn, khoảng cách thời gian giữa lúc xuất hiện ý tưởng và sự vận dụng thành công vào thực tiễn được thu hẹp nhanh chóng. Thời gian bắt đầu từ khi vận dụng ý tưởng đến khi đạt được trình độ sản xuất cao nhất có thể trên cơ sở ý tưởng đó cũng được rút ngắn đáng kể. 90% các nhà khoa học đā từng sống trên trái đất là những người cùng thời đại. Tư tưởng khoa học kỹ thuật tự nuôi dưỡng mình.

Sự xuất hiện những khả năng vô tận. Ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được rất nhiều công nghệ mới có khả năng biến đổi tận gốc hàng hóa và quá trình sản xuất của chúng ta. Những công trình nghiên cứu tổng hợp nhất đang được tiến hành trong lĩnh vực công nghệ sinh học, điện tử học, chất rắn, kỹ thuật robot, và vật liệu học . Ngày nay các nhà khoa học đang nghiên cứu để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ đầy hứa hẹn như :

– Sử dụng năng lượng mặt trời trong thực tiễn;

– Thuốc chữa ung thu;

-Thuốc chữa các bệnh tâm thần;  

-Thuốc chữa các bệnh phổi và gan;

– Thiết bị sản xuất nước ngọt từ nước biển;

– Kỹ thuật vū trụ sử dụng nhiều lần cho các mục đích thương mại;

– Rôbốt gia dụng biết nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa;

– Các thực phẩm ngon, bổ không làm mập;

– “Những viên thuốc hạnh phúc”;

– Xe hơi chạy điện;

– Dụng cụ điện tử giảm đau;

– Thuốc ngừa thai có hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra các nhà khoa học còn dự tính sáng tạo ra những sản phẩm mới kỳ diệu như xe ôtô bay nhỏ, những đai lưng tên lửa sử dụng cá nhân, cư trú trên vū trụ, những người máy. Trong mọi trường hợp những khó khǎn chủ yếu không chỉ mang tính chất kỹ thuật mà còn mang cả tính chất thương mại. Bởi vì cần phải tạo ra hàng hóa với giá cả thực tế và dễ chấp nhận.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm. Mỹ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới về chi phí cho nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm. Năm 1981 chi phí cho những mục đích này đã vượt quá 68 tỷ USD và từ đó, theo tính toán của các chuyên gia, cho đến cuối những năm 80 khoản chi phí này sẽ tăng 3% mỗi năm.

Chi phí nhiều nhất cho nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm là năm ngành sau: Công nghiệp hàng không và tên lửa vũ trụ, Công nghiệp kỹ thuật điện và công nghiệp thiết bị thông tin liên lạc, công nghiệp hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp vận tải ôtô. Chi phí ít nhất cho nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm là ngành sản xuất gỗ tròn và gỗ xẻ, đồ gỗ, dệt, may mặc, giấy và các sản phẩm từ giấy. Các ngành dẫn đầu đã đầu tư cho những mục đích này 5-10% tổng số tiền bán hàng, còn những ngành đầu tư ít thì đã chi dưới 1%. Một công ty trung bình chỉ cho nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm khoảng 2% tổng doanh số.

Quan tâm hơn đến việc ứng dụng những cải tiến nhỏ cho những hàng hóa hiện có. Thay vì mạo hiểm đưa ra những mặt hàng mới,nhiêu công ty đā nghiên cứu cải tiến nhỏ những mặt hàng hiện có. Ngay cả những công ty chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lớn như “Dupon”, “Bell lafboratoris” và “Pfiser” cũng dè dặt theo nghĩa này. Phần lớn các công ty đā bằng lòng với việc đầu tư kinh phí cho việc sao chép hàng hóa cua các đối thủ cạnh tranh và áp dụng những cải tiến nhỏ về tính năng và hình thức, phần lớn các công trình nghiên cứu mang tính chất phòng ngự nhiều hơn là tiến công.

Xiết chặt sự kiểm tra của Nhà nước đối với chất lượng và tính an toàn của hàng hóa. Mọi người cần biết rằng những sản phẩm mới đều an toàn. Các cơ quan Nhà nước nghiên cứu hàng hóa và cấm những thứ có thể gây nguy hiểm. Cục kiểm tra chất lượng thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm toàn Liên bang đã soạn thảo những tài liệu hướng dẫn chi tiết việc kiểm tra những dược phẩm mới, vì thế mà đã làm tăng đáng kể những chi phí cho nghiên cứu công nghiệp, kéo dài thời gian giữa lúc xuất hiện ý tưởng và khi sản xuất thuốc đưa ra thị trường lên gấp đôi (từ 5 lên 9 năm). Việc nâng cao yêu cầu về tính an toàn và vô hại cūng được đưa ra đối với những mặt hàng của ngành như công nghiệp thực phẩm và xe hơi, sản xuất quần áo và đồ điện gia dụng, xây dựng. Các nhà hoạt động thi trường cần phải biết rõ tất cả những yêu cầu này.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật vấp phải sự chống đối từ phía những người nhìn thấy ở đó mối đe dọa đối với tự nhiên, mối đe dọa xâm nhập vào đời tư, mối đe dọa đối với toàn bộ tự nhiên và ngay cả bản tính con người. Một số nhóm phản đối xây dựng các nhà máy điện nguyên tử, những ngôi nhà chọc trời, những trò chơi giải trí ở các vườn quốc gia.

Các nhà hoạt động thị trường cần phải hiểu rõ những biến đổi đang diễn ra trong môi trường khoa học kỹ thuật và làm thế nào để kỹ thuật và công nghệ mới có thể phục vụ việc thỏa mãn những nhu cầu của con người. Họ cần. cộng tác chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thiết kế thử nghiệm và khuyến khích họ tiến hành nghiên cứu hướng nhiều hơn vào thị trường. Họ phải nhạy cảm với những mặt tiêu cực có thể có của những ý tưởng mới có thể gây thiệt hại cho những người sử dụng và làm cho họ mất tin tưởng và chống lại.

6- MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Những sự kiện xảy ra trong môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những quyết định marketing. Môi trường này bao gồm luật lệ, các cơ quan Nhà nước, các nhóm xã hội có uy tín có ảnh hưởng đến các tổ chức cùng các cá nhân và hạn chế tự do hành động của họ trong khuôn kho xā hội.

Luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh. Dần dần theo thời gian số văn bản luật pháp điều til hoạt động kinh doanh sẽ nhiều thêm. Chúng ra đời do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân thứ nhất là cần phải bảo vệ các công ty đối với nhau. Các nhà kinh doanh đồng thanh ca tụng sự cạnh tranh, nhưng một khi đụng chạm đến lợi ích riêng của họ thì họ lại ra sức vô hiệu hóa nó. Nếu có cái gì đó đe dọa ho thì ngay lập tức họ giơ nanh vuốt ra. Vì vậy phải thông qua những đạo luật xác định rō khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” và ngăn chặn nó xuất hiện. Ủy ban Thương mại Liên bang, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ theo dõi việc chấp hành những đạo luật này.

Nguyên nhân thứ hai là cần phải bảo vệ những người tiêu dùng trước thực tiễn kinh doanh không lành mạnh. Một số công ty nếu không bị giám sát sẽ có thể bắt đầu sản xuất những hàng hóa kém phẩm chất, quảng cáo gian dối, đánh lừa khách hàng bằng thủ đoạn đóng gói và mức giá ca. Các cơ quan Nhà nước phải sử dụng luật pháp tương ứng để đấu tranh với thực tiễn không lành mạnh trong quan hệ với người tiêu dùng. Rất nhiều nhà quản trị đã nổi khùng lên khi xuất hiện bất kỳ một đạo luật mới nào nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên trong số họ cũng có người tuyên bố rằng “… sự xuất hiện chủ nghīa trọng người tiêu dùng có lē là điều tốt đẹp nhất trong số tất cả những điều đã xảy ra… trong 20 năm qua”.

Nguyên nhân thứ ba là cần phải bảo vệ lợi ích tối cao của xã hội chống lại sự lộng hành của các nhà kinh doanh. Bởi lē hoạt động kinh doanh không phải bao giờ cũng đảm bảo cho chúng ta chất lượng sinh hoạt tốt nhất. Khi mà tình trạng môi trường ngày một tồi tệ đi thì sẽ phải đưa ra những đạo luật mới hay sửa đổi những điều luật cũ cho nghiêm khắc hơn. Các nhà lānh đạo kinh doanh sẽ phải chú ý theo dõi tất cả những gì xay ra trong līnh vực luật pháp khi lập kế hoạch hàng hóa và soạn thảo các chương trình marketing.

Các nhà lānh đạo marketing phải biết rõ những đạo luật Liên bang bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích tối cao của xā hội, cūng như luật pháp của các bang và địa phương nơi tiến hành hoạt động marketing, mà cần phải chấp hành.

Nâng cao yêu cầu đối với các cơ quan Nhà nước theo dõi việc tôn trọng pháp luật. Để kiểm tra việc tôn trọng pháp luật Quốc hội đāthành lập một loạt các cơ quan điều tiết Liên bang, trong đó có: Ủy ban thương mại Liên bang, Cục kiểm tra chất lượng thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Ủy ban vận tải giữa các bang và thương mại,Ủy ban thông tin liên lạc Liên bang, Ủy ban năng lượng Liên bang, Cục hàng không dân dụng, Ủy ban về các vấn đề an toàn hàng tiêu dùng, Cục bảo vệ môi trường và Cục người tiêu dùng. Hoạt động của tất cả các cơ quan này có thể có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của các biện pháp marketing của công ty. Khi theo dõi việc chấp hành luật pháp, các cơ quan Nhà nước thường tỏ ra khôn khéo. Nhưng đôi khi hành động của họ quá sốt sắng và không thể lường trước được. Làm việc tại các cơ quan này chủ yếu là các luật gia và các nhà kinh tế thường ít am hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh và marketing. Để Giải quyết tốt hơn những vấn đề phức tạp, trong những nǎm gần đây Ủy ban thương mại Liên bang đã tuyển dụng các chuyên viên về marketing. Trong ñhững năm dưới chính quyền của Tổng thống Regan, các biện pháp cưỡng chế từ phía các cơ quan này đã được nới lỏng và xu thế khước từ điều tiết đã nổi lên rất rō rệt. 

Gia tăng các nhóm bảo vệ quyền lợi xã hội. Trong hai chục năm gần đây, số lượng và ảnh hưởng của các nhóm bảo vệ quyền lợi xã hội đā lớn mạnh vượt bậc. Nhóm công dân hành động xã hội của Ralfa Neider đã đạt được nhiều thành tựu nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Bắt đầu thành công từ việc phản đối các loại ôtô không an toàn (kết quá của vụ này là vào năm 1966 đã thông qua đạo luật về chính sách quốc gia trong līnh vực an toàn đi lại bằng đường bộ và vận chuyển bằng ô tô). Sau đó là việc theo dõi hoạt động của ngành công nghiệp chế biến thịt, tín dụng tiêu dùng, tổ chức sửa chữa ôtô,bảo hiểm và an toàn của các thiết bị Rơnghen. Neider đã biến chủ nghĩa trọng người tiêu dùng thành một lực lượng xã hội mạnh mẽ. Ngày nay hàng trăm nhóm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nghiệp dư hay dưới nhãn hiệu Nhà nước đang hoạt động rộng rāi ở mọi phạm vi (toàn quốc, một bang và ở địa phương.)

7- MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

Con người lớn lên trong một xã hội cụ thể và chính xã hội đó đā trau dồi những quan điểm cơ bản của họ tạo nên những giá trị và chuẩn mực đạo đức. Hầu, như không ý thức được điều đó, họ vẫn tiếp thu thế giới quan quyết định thái độ của họ đối với bản thân mình và mối quan hệ qua lại với nhau. Việc thông qua những quyết định marketing có thể chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm sau đây của nếp sống văn hóa.

Sự trung thành sắt son với những giá trị vǎn hóa truyền thống cơ bản. Trong khuôn khổ một xã hội cụ thể con người theo rất nhiều những quan điểm và giá trị khác nhau. Nét đặc trưng của những quan điểm và giá trị cơ bản là có tính bền vững cao. Ví dụ đa số người Mỹ đều tin là cần thiết phải làm việc, xây dựng gia đình, đóng góp từ thiện, sống trung thực. Những niềm tin này đã tạo nên những thái độ đặc thù hơn, và ảnh hưởng đến những biểu hiện cụ thể của họ trong cuộc sống thường ngày. Những quan điểm và giá trị truyền thống cơ bản được truyền từ bố mẹ sang con cái và được củng cố bằng những quy chế cơ bản của xã hội, luật pháp, nhà thờ, hệ thống kinh doanh và chính quyền. Những tín ngưỡng và giá trị thứ yeu bi thay đổi rất nhiều. Niềm tin vào chế độ hôn nhân là niêm tin sơ phát, còn niềm tin vào sự cần thiết phải xây dựng gia đình sớm là niềm tin thứ phát. Những người ủng hộ học thuyết kế hoạch hóa gia đình có thể giành được thắng lợi lớn trong việc truyền bá tư tưởng xây dựng gia đình muộn hơn là tư tưởng hoàn toàn từ bỏ hôn nhân. Các nhà quản trị marketing có một vài khả năng làm thay đổi những giá trị thứ phát, nhưng hầu như không có một khả năng nào để thay đổi những giá trị so phát.

Những nhánh văn hóa trong khuôn khổ một nền văn hóa thống nhất. Trong bất kỳ xã hội nào cũng có những nhánh văn hóa, tức là những nhóm người có chung những hệ thống giá trị đã xuất hiện do họ có chung kinh nghiệm sống hay hoàn cảnh. Những người theo Anh giáo, tầng lớp thiếu niên, “những thiên thần của địa ngục”, tất cả họ đều đại diện cho những nhánh văn hóa khác nhau mà những người chấp nhận nó đều có chung tín ngưỡng, sự ưa thích và có những hành vi giống nhau. Nhà hoạt động thị trường có thể lựa chọn một nhánh văn hóa nào đó làm thị trường mục tiêu, căn cứ vào những nhu cầu và đặc tính của hành vi mua bán ở những người theo nhánh văn hóa đó.

Những thay đổi tạm thời của những giá trị vǎn hóa thứ phát. Mặc dù các giá trị vǎn hóa số phát rất ổn định, trong môi trường văn hóa dù sao vẫn có những biến đổi. Ta hãy” thử nghī xem các phong trào hippi, “Beetles”, Elvis Preslay và những nhân vật khác của môi trường vǎn hóa chẳng hạn, đã ảnh hưởng như thế nào đến kiểu chải tóc, cách ăn mặc và thái độ của thanh niên đối với vấn đề nam nữ. Các nhà hoạt động thi trường hết sức quan tâm đến việc dự đoán những chuyển biến văn hóa để phát hiện kịp thời những khả năng marketing mới. Ví dụ trong suốt nhiều năm nay tỷ lệ phần trăm những người đánh giá cao thân hình gọn gàng và sức khỏe ngày một tăng, đặc biệt là trong nhóm tuổi dưới 30 trong số những phụ nữ trẻ thành đạt và những người sống ở các bang miền Tây.  

Các nhà hoạt động thị trường chắc chắn có ý định thỏa mãn xu the này, khi chào bán những mặt hàng tương ứng và truyền bá nhūng thông tin vê vấn đề này. Những giá trị văn hóa cơ bản của xã hội được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, tự nhiên và vū trụ.

Thái độ của con người đối với bản thân mình . Con người khác nhau về mức độ tập trung vào việc thỏa mãn những nguyện vọng cá nhân đối lập với những việc quan tâm đến lợi ích của người khác. Ngày nay rất nhiều người đã tập trung vào việc thỏa mãn những khát vọng cá nhân. Một số người đi tìm những thú vui, giải trí, thay đổi, chạy trốn thực tại. Một số thì khao khát việc tự hoàn thiện và gia nhập các nhóm sức khỏe hay các giáo phái.

Học thuyết “xã hội là tôi” đã để lại rất nhiều hậu quả marketing. Con người sử dụng những hàng hóa, dịch vụ thông thường và đặc hiệu làm phương tiện thể hiện mình. Họ mua sắm xe hơi “Giấc mơ của mình”,đi nghỉ mát “Giấc mơ của mình”. Họ dành nhiều thời gian cho sinh hoạt ngoài trời, cho những hoạt động tăng cường sức khỏe (chạy bước chậm, chơi quần vợt), tự suy xét bản thân, hoạt động nghệ thuật, làm thủ công. Ngành công nghiệp giải trí (đi du lịch bằng xe hơi có lều trại, du lịch đường thủy, hoạt động nghệ thuật, thủ công, thể thao) có nhiều triển vọng phát triển tốt đẹp trong xã hội có những thành viên đang tìm kiếm cách tự thỏa mān mình.

Mối quan hệ qua lại giữa con người với nhau. Tùy theo mức độ giao thiệp con người có nhiều loại – từ những người sống ẩn dật, lẩn tránh mọi sự giao tiếp đến những người thích cuộc sống tập thể, chỉ cảm thấy hạnh phúc và yêu đời khi giao tiếp với người khác. Kết quả của những cuộc thăm dò mới đây do công ty “Doyl Dein Bernbach” tiến hành, đã cho thấy những người lớn tuổi ở mọi nơi đều quan tâm đến những vấn đề về tình trạng cách ly xã hội và rất khao khát có những cuộc tiếp xúc bạn bè”. Điều đó hứa hẹn một tương lai sáng lạn cho những hàng hóa, dịch vụ “có tính chất xā hội” như câu lạc bộ sức khỏe, tổ chức nghỉ ngơi, trò chơi. Đồng thời điều đó cūng đòi hỏi phải phát triển thị trường “những thế phẩm xā hội”, tức là những thứ hàng cho phép người cô đơn không cảm thấy còn đơn độc, như các trò chơi điện tử và máy tính.

Thái độ của con người đối với các thể chế xã hội . Con người khác nhau về thái độ của mình đối với các tập đoàn, các cơ quan Nhà nước, trường đại học và các thể chế khác. Đa số chấp nhận những thể chế này, tuy là có một số người rất không ưa thích một số thể chế đó. Nhìn chung con người luôn sẵn sàng lao động vì lợi ích của các thể chế cơ bản và mong đợi là những thể chế đó cũng thực hiện những nghĩa vụ xã hội của mình. Tuy nhiên vẫn có sự suy giảm lòng trung thành với các thể chếxā hội. Họ ít cống hiến sức lực hơn,ít tin tưởng vào chúng. Những nền tảng đạo đức lao động bị lung lay.

Từ đó rút ra một số kết luận cho hệ thống marketing: Các công ty cần tìm kiếm những phương pháp mới đã chinh phục lòng tin của người tiêu dùng. Họ cần xem xét lại những thông tin quảng cáo của mình đảm bảo tính trung thực của nội dung quảng cáo. Họ cần xem xét lại các mặt hoạt động của mình để đảm bảo chắc chắn mình là “một tổ chức làm ăn đúng đắn, có đầy đủ trách nhiệm dân sự” trước dư luận xā hội.

Thái độ con người đối với xã hội . Tùy theo thái độ đối với xã hội mà họ đang sống, con người được phân ra nhiều loại khác nhau – từ những người yêu nước hăng hái bảo vệ xã hội, đến những người cải lương muốn cải biến xã hội và những người bất mân muốn vứt bỏ nó. Đang có xu thế suy giảm lòng yêu nước và tăng cường phê phán đường lối của đất nước. Thái độ của con người đối với xã hội cũng ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng và khối lượng tiền gửi tiết kiệm cũng như những quan điểm đối với thị trường.

Thái độ của con người đối với tự nhiên Con người có những thái độ khác nhau đối với thế giới tự nhiên. Có người thì cảm thấy mình làm chủ tự nhiên, có người thì cảm thấy mình hòa nhập với nó và cũng có người đang cố gắng chinh phục nó. Từ lâu đã tồn tại xu thế con người chinh phục tự nhiên bằng khoa học-kỹ thuật và niềm tin vào sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên. Nhưng gần đây con ngườiđā bắt đầu ý thức được sự mỏng manh của tự nhiên và sự giới hạn của tài nguyên, đā bắt đầu ý thức được rằng hoạt động của con người có thể hủy diệt tự nhiên hay gây tổn hại cho nó.

Lòng yêu tự nhiên đã làm cho ngày càng phổ biến những chuyến du lịch bằng xe hơi có lều trại, đi bộ, du lịch đường thủy và câu cá – Giới kinh doanh đã đáp ứng xu thế này bằng cách sản xuất những trang bị du lịch, lều trại và những thứ khác cho những người yêu thích nghi với ngoài trời.  

Những người tổ chức du lịch ngày càng đưa ra nhiều hơn những tuyến du lịch đến những vùng mà hoạt động của con người còn chưa động chạm đến. Các nhà sản xuất thực phẩm đang đứng trước sự mở rộng những thị trường thực phẩm “nguyên chất” như bánh mì đen, kem nguyên chất, các thực phẩm ăn kiêng cữ. Thực phẩm được quảng cáo trên nền tự nhiên phù hợp với chúng.

Thái độ của con người đối với vũ trụ . Con người cūng khác nhau về niềm tin của mình đối với nguồn gốc cua vu tru và vị trí của mình trong vū trụ. Đa số người Mỹ là những người thờ một thần,tuy là niềm tin vào các tôn giáo và lòng trung thành với đạo đang không ngừng suy giảm. Tỷ lệ người đi lễ nhà thờ giam từ những nhà thờ của một vài giáo phái Kinh Phúc Âm – đang cố gắng kéo con người trở lại với một tôn giáo có tổ chức. Có một phần nhất định những khát vọng tôn giáo không mất đi, mà đã tìm được lối thoát qua sự quan tâm ngày càng tǎng đối với các tôn giáo của phương Đông, thuyết thần bí,thuyết huyền bí.

Khi mất đi niềm tin tôn giáo, con người ra sức tìm cách tận hưởng cuộc sống trần gian của mình. Họ tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ mang tính chất vui chơi, giải trí. Đồng thời các thể chế tôn giáo đã bắt đầu cầu viện đến các nhà hoạt động marketing để soạn thảo lại những giáo lý sao cho hấp dẫn để có thể cạnh tranh với những cám dỗ thế tục của xã hội hiện đại.

 tổng hợp (từ sách Marketing Essentials và một số nguồn khác).

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments