Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024
Google search engine
HomeHình sựTội cho vay nặng lãi theo bộ luật hình sự

Tội cho vay nặng lãi theo bộ luật hình sự

1. Cho vay theo quy định pháp luật.

Thực tế pháp luật không đưa ra khái niệm cụ thể, dùng chung với thuật ngữ “cho vay”. Tuy nhiên theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì cho là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Cần lưu ý rằng thuật ngữ cho vay được ngân hàng nhà nước nói đến chỉ đúng hoàn toàn trong trường hợp gắn nó với tổ chức tín dụng (không dùng được với cá nhân).

Bộ luật dân sự cũng không có quy định cụ thể thế nào là cho vay, những Bộ luật Dân sự 2015 cũng đưa ra định ra định nghĩa hợp đồng vay tài sản để phần nào đó mở rộng cách hiểu về cho vay, theo đó “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.“. Như vậy có thể hiểu đơn giản rằng cho vay là việc bên cho vay và bên vay trao đổi với nhau, thỏa thuận với nhau để bên vay có thể nhận được tài sản từ bên cho vay.

2. Khi nào thì được coi là cho vay nặng lãi.

Để biết được khi nào hành vi cho vay được coi là cho vay nặng lãi chúng ta cần phải biết về lãi suất cho vay. Theo quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định :

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Theo quy định trên Tòa án Nhân dân tối cao đã đưa ra cách hiểu hành vi như nào được coi là cho vay nặng lãi “”Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.”

3. Hình phạt áp dụng cho Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

(i) Xử phạt vi phạm hành chính

Trước khi chủ thể bị kết vào tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, thông thường những chủ thể này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp nếu mức lãi suất cá nhân cho vay là trên mức 20%/năm nhưng lại chưa đến mức 100%/năm để bị xử lý hình sự hoặc chưa thoả mãn điều kiện để xử lý hình sự thì cá nhân đó sẽ bị phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điều khoản này quy định “

 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

..

d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;”

(ii) Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

* Dấu hiệu pháp lý

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi phạm tội được quy định là hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật dân sự. Hành vi cho vay nói trên chỉ b| coi là tội phạm nếu có một trong các dấu hiệu sau:

+ Chủ thể thu lợi bất chính tù 30 triệu đồng trở lên;

+ Chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xơá án tích mà còn vi phạm.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.

* Hình phạt

Điều luật quy đỉnh 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được quy đỉnh cho trường hợp thu lợi bẩt chính 100 triệu đồng trở lên. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền tù 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đển 05 năm.

Tổng hợp từ Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1, và một số nguồn tham khảo khác”
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments