Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpSáng chế và giải pháp hữu ích.

Sáng chế và giải pháp hữu ích.

1. Sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?

Khoản 12 điều 4 Luật Sở hữu tri tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 2019, 2022) quy định rằng: “Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Để có thể bảo hộ được dưới dạng bằng độc quyền sáng chế ngoài việc không thuộc đối tượng loại trừ thì các giải pháp kỹ thuật cần có được tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Giải pháp hữu ích không có khái niệm được luật hóa, tuy nhiên cách hiểu về giải pháp hữu ích là gần như tương đồng với sáng chế, điều khác biệt duy nhất nằm ở điều kiện để cấp văn bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cụ thể để có được bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì giải pháp kỹ thuật chỉ cần có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Điểm giống nhau.

Thứ nhất, cả hai đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu/hình dáng/cách thức thể hiện… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả,…

Thứ hai, cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế/giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi. Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không. Cần lưu ý rằng tính mới này cần được xem xét trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, giải pháp hữu ích cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

3. Điểm khác nhau

Mặc dù bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích có những nét tương đồng, nhưng không thể đồng nhất giải pháp hữu ích với sáng chế vì giữa hai đối tượng này vẫn có sự khác biệt cơ bản ở các khía cạnh:

– Thứ nhất, yêu cầu về trình độ sáng tạo chỉ được đặt ra khi xem xét điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, điều này có thể cho thấy tính sáng tạo của sáng chế cao hơn giải pháp hữu ích. Điều này vừa là điểm lợi thế cho sáng chế trong các hợp đồng chuyển nhượng, vừa tạo nên khó khăn cho người đăng ký vì khó xác định được trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật so với thực tế toàn cầu.

– Thứ hai, thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế. Trong khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn thì bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Lợi ích của việc đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích.

  • – Lợi thế độc quyền trên thị trường: Thông qua những độc quyền đó, chủ sở hữu sáng chế ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế được bảo hộ với mục đích thương mại, qua đó làm giảm áp lực cạnh tranh và tạo cho sản phẩm của chủ sở hữu có ưu thế độc quyền trên thị trường.
  • – Lợi nhuận thu lại của sản phẩm cao hơn: Khi đã đầu tư đáng kể lượng tiền bạc và thời gian để phát triển sản phẩm sáng tạo và khi đã là sản phẩm độc quyền thì chủ sở hữu có thể thương mại hóa sáng chế độc quyền của mình để thu được lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư tạo ra sáng chế ban đầu.
  • – Thu lợi từ việc bán hoặc li-xăng sáng chế, giải pháp hữu ích: Trường hợp chủ sở hữu sáng chế không thể tự khai thác, chủ sở hữu sáng chế còn có lựa chọn khác là bán hoặc li-xăng quyền thương mại hóa sáng chế cho chủ thể khác có khả năng khai thác sáng chế để tạo ra nhiều giá trị thương mại lớn. Việc lựa chọn phương thức li-xăng – nghĩa là sử dụng bằng độc quyền sáng chế để thu phí bằng cách li-xăng sáng chế cho chủ sở hữu sáng chế giúp chủ sở hữu thu lại các giá trị đầu tư của mình để tạo ra sáng chế.
  • – Đóng góp vào công cuộc sáng tạo của con người và nâng cao giá trị, vị thế của chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích: Các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư và cổ đông có thể nhận thức được tài sản sáng chế là biểu hiện của kiến thức chuyên môn, khả năng chuyên môn hóa và năng lực công nghệ cao của chủ sở hữu sáng chế dù là cá nhân hay doanh nghiệp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu sáng chế có thể dùng các sản phẩm sáng tạo này của mình để huy động vốn, tìm kiếm đối tác kinh doanh mới và nâng cao giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

(Tổng hợp từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ và các tài liệu khác)
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments