Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeChưa phân loạiQuan hệ pháp luật đất đai

Quan hệ pháp luật đất đai

I- QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI

Trong cộng đồng xã hội, con người luôn có nhiều mối quan hệ khác nhau. Các quan hệ đó có thể là quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị-tư tưởng. Quan hệ đất đai là một trong nhiều mối quan hệ trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và tiết kiệm đó và quan hệ này thuộc lĩnh vực kinh tế. Quan hệ đất đai ở Việt Nam trước hết là quan hệ giữa người và người với nhau trong việc quản lý, khai thác hưởng dụng đất đai, trong đó Nhà nước giữ vị thế người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Tuy nhiên, người đại diện chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất, bởi vậy người sử dụng đất đóng vai trò trung tâm trong việc khai thác nguồn tài nguyên đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Pháp luật đất đai có vai trò quan trọng trong việc điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế-xã hội của đất đai đối với đời sống con người. Tác động của pháp luật ảnh hưởng đến các chủ thể, đến nhu cầu sử dụng từng loại đất và đến quyền, nghĩa vụ pháp lý của họ. Bởi vậy, khi đề cập quan hệ pháp luật đất đai phải nói đến các yếu tố cấu thành của nó thể hiện ờ chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật.

1- Chủ thể quan hệ pháp luật đất đai

Chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai bao gồm Nhà nước và người sử dụng đất. Nhà nước tham gia quan hệ pháp luật đất đai với tư cách là chủ sở hữu đại diện và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Sự có mặt của Nhà nước thông qua cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan chuyên môn bằng chính các quyết định mang tính chất quyền lực của mình nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai. Vì vậy, tư cách chủ thể của Nhà nước là chủ thể thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và chủ thể quản lý đất đai. Trong khi đó, với tư cách chủ thể sử dụng đất, các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được Nhà nước xác lập quyền sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, hình thức sử dụng đất của người sử dụng không giống nhau, vì vậy cần phân biệt họ dưới các dạng sau đây:

– Chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất

Đây là đối tượng sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đương nhiên được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật đất đai. Người được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở theo quy định cũng là người sử dụng đất hợp pháp. Các loại giấy tờ này có giá trị pháp lý như nhau, không có sự phân biệt về mặt quyền lợi.

– Chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất.

Tính hợp lệ của các giấy tờ đó thể hiện tư cách chủ thể của người sử dụng đất. Đó là những giấy tờ do Nhà nước cấp cho người sử dụng thể hiện thông qua các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất của cơ quan quản lý đất đai, bản án của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thông qua nguồn gốc hợp pháp của quyền sử dụng đất được chính quyền cơ sở xác nhận. Các trường hợp này được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và trong thời gian chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì vẫn thực hiện các quyền của mình.

-Chủ thể được xem xét công nhận quyền sử dụng đất

Thực tế đối tượng này không đủ giấy tờ theo quy định những việc sử dụng đất được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận về thời điểm sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, không có tranh chấp, khiếu nại về đất đai và làm thủ tục để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, chủ thể sử dụng đất là người thực thể đang chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm:  Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Khách thể quan hệ pháp luật đất đai

Đất đai trước hết là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là mặt bằng để thực hiện quá trình đó. Nhu cầu sử dụng đất luôn tảng lên nhưng phạm vi không gian của nó lại có hạn. Bởi vậy, điều tiết mâu thuẫn này như thể nào chính là vai trò của Nhà nước. Cho nên, bằng chính sách và pháp luật, Nhà nước thực hiện việc phân phối quỹ đất đai quốc gia trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do mình xây dựng và phê duyệt. Từ đó, người sử dụng đất tiếp cận các cơ sở pháp lý để xác lập quyền sử dụng đất đai của mình. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể, mỗi người sử dụng đất có mục đích khác nhau, có thể là nhu cầu ở, nhu cầu sản xuất kinh doanh, là cơ sở để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích xã hội. Mỗi một mục đích cụ thể gắn liền với loại đất khác nhau, do vậy Nhà nước phải phân loại đất và xác lập các chế độ pháp lý đất đai khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng đất. Cho nên, toàn bộ vốn đất quốc gia được xác lập bởi các chế độ pháp lý nhất định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng tạo thành khách thể của quan hệ pháp luật đất đai.

3-  Nội dung quan hệ pháp luật đất đai

Nội dung quan hệ pháp luật đất đai chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai. Chủ thể ở đây nhìn nhận một cách khái quát gồm Nhà nước và người sử dụng đất.Đổi với Nhà nước, với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước rất đặc trưng. Trước hết là các quyền của người đại diện chủ hữu, đặc biệt là quyền định đoạt đất đai, quyển điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua chính sách tài chính về đất đai và phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất đầu tư. Các nghĩa vụ của Nhà nước gắn với các nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai năm 2013.

Đối với người sử dụng đất, pháp luật đất đai thiết kế quyền và nghĩa vụ của họ cũng có nhiều nét khác biệt so với trước đây, đặc biệt là so với Luật đất đai năm 2003. Hiện nay, kết cấu quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất gồm 3 phần:

– Phần thứ nhất là những quyền và nghĩa vụ chung nhất của mọi đối tượng sử dụng đất không phân biệt hình  thức sử dụng đất do Nhà nước xác lập.

– Phần thứ hai là quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất và gắn liền đó là những nghĩa vụ phù hợp với hình thức sử dụng đất mà họ lựa chọn.

– Phần thứ ba là những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.

Trên cơ sở Luật đất đai năm 2013, quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất sẽ phân chia theo từng loại chủ thể, cụ thể đó là tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất.

Xem thêm: Dịch vụ đại diện theo ủy quyền giải quyết vụ việc về đất đai của Công ty Luật TNHH Everest

II-  KHUYẾN NGHỊ CỦA CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST

[a] Bài viết Quan hệ pháp luật đất đai được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quan hệ pháp luật đất đai có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments