Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeTài chính - ThuếThuếKhái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng

Khái niệm pháp luật thuế giá trị gia tăng

1. Định nghĩa

Trên thế giới, để đưa được thuế giá trị gia tăng vào áp dụng trong thực tế không dễ dàng thực hiện. Nhiều quốc gia phát triển cho đến nay vẫn không ban hành Luật thuế giá trị gia tăng với nhiều lí do khác nhau, Hoa Kỳ là một đại diện. Một số quốc gia ban hành Luật thuế doanh thu nhưng với nội dung đánh thuế trên phần giá trị mới tăng thêm, như Liên bang Đức, Phần Lan, Áo. Một số quốc gia như Singapore, Canada, New Zeland ban hành Luật thuế hàng hoá và dịch vụ (Goods and Services Tax – GST) với quan điểm cho rằng nếu ban hành luật thuế giá trị gia tăng sẽ không phù hợp khi tính tới khâu nhập khẩu. Hoặc trường hợp Hungary thay Luật thuế lưu chuyển cũ (với nội dung đánh thuế trên giá cả hàng hoá) bằng Luật thuế lưu chuyển mới (với nội dung đánh thuế theo phần giá trị tăng thêm). Sự lựa chọn ban hành luật thuế ở các quốc gia khác nhau cho thấy: cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn thời điểm, tên gọi của luật thuế, các quy định cụ thể để không gây ra những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội.

Pháp luật thuế giá trị gia tăng là tổng hợp các quỵ phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sình trong quá trình đãng kí, kê khai, nộp thuế, quản lí và quyết toán thuế giá trị gia tăng.

ở Việt Nam, Luật thuế giá trị gia tăng thay thế Luật thuế doanh thu được ban hành và áp dụng từ năm 1990 đến 1998, xuất phát từ một số lí do cơ bản:

Thứ nhất, việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng giải quyết tình trạng đánh chồng thuế qua các khâu của quá trình lưu thông hàng hoá.

Thứ hai, áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng với quy định thuế suất đơn giản, đảm bảo ở mức độ tương đối về tính đơn giản và tính trung lập của thuế.

Thứ ba, Luật thuế giá trị gia tăng với những điều kiện và phương pháp tính thuế không chỉ tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế mà còn là biện pháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá.

Pháp luật thuế giá trị gia tăng có hai đặc điểm cơ bản:

Thứ nhất, pháp luật thuế giá trị gia tăng có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả đối tượng trong xã hội. Xuất phát từ nội dung được pháp luật điều chỉnh cho thấy pháp luật thuế giá trị gia tăng áp dụng đối vói mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vụ đời sống. Phạm vi áp dụng pháp luật thuế giá trị gia tăng có tính phổ biến so với pháp luật thuế tiêu dùng khác.

Thứ hai, pháp luật thuế giá trị gia tăng chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định. Những điều kiện chủ yếu ở đây là các tiêu chuẩn về kế toán, chế độ chứng từ hoá đơn và khả năng quản lí của chính các cơ quan tham gia quản lí, thu thuế giá trị gia tăng. Điều này lí giải việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng ở một quốc gia cần phải được xem xét đến nhiều yếu tố; một số trường hợp, việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng kèm theo đó là khoảng thời gian dài, đủ hội tụ điều kiện áp dụng.

Quy phạm pháp luật thuế giá trị gia tăng quy định về các chủ thế tham gia quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng, các quyền và nghĩa vụ đối với mỗi loại chủ thể; những căn cứ pháp lí xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp và quy định mang tính thủ tục đảm bảo các chủ thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

2. Yêu cầu đối với pháp luật thuế giá trị gia tăng

Ban hành Luật thuế giá trị gia tăng được coi là bước đột phá trong quá trình cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế. Đe đảm bảo tính hiệu quả, pháp luật thuế giá trị gia tăng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

+ Đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định và tính khả thi. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế phức tạp, các vấn đề có liên quan đến thuế giá trị gia tăng được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, với hiệu lực pháp lí khác nhau, mức độ điều chỉnh trực tiếp hay gián tiếp khác nhau. Tất cả sự khác nhau này chỉ có thể là khác nhau về trật tự áp dụng nhưng về nội dung phải đảm bảo tính thống nhất; phù hợp với thực tế đời sống kinh kinh tế, có tính ồn định, tạo niềm tin cho các chủ thể kinh doanh.

+ Đảm bảo tính đơn giản trong quá trình áp dụng. Tính đơn giản thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

+ Đơn giản về cách hiểu, áp dụng đối với cơ quan quản lí, thu thuế;

+ Đơn giản về cách hiểu, tuân thủ đối với đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng;

Hệ thống pháp luật thuế giá trị gia tăng cần hướng tới người nộp thuế. Thể hiện yêu cầu này, những quy định về việc kê khai, nộp thuế phải thể hiện sự tôn trọng người nộp thuế: tối đa hoá cơ hội tự kê khai, tự nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Bên cạnh đó, đối với trường hợp vi phạm, quy định các chế tài thực sự nghiêm khắc: bao gồm chế tài hành chính với mức phạt cao; chế tài hình sự áp dụng đối với nhiều loại hành vi vi phạm khác nhau.

Tổng hợp từ “Giáo trình Luật Thuế Việt Nam” và một số nguồn tài liệu khác.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments