Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Google search engine
HomeTài chính - ThuếThuếĐối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế. Với quy định này và các quy định có liên quan đến đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng được ghi nhận tại các điều luật khác, việc xác định điều kiện cần và đủ cho một chủ thể nằm trong diện nộp thuế giá trị gia tăng là hoàn toàn cần thiết; đồng thời loại trừ nghĩa vụ của những đối tượng không hội tụ đầy đủ các điều kiện đặt ra.

– Có hoạt động sản xuất kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ thông thường (được hiểu có đăng kí kinh doanh và đăng kí nộp thuế giá trị gia tăng) hoặc có hành vi nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng

Đối với các chủ thể kinh doanh, hành vi kinh doanh phải được pháp luật công nhận. Phổ biến, các chủ thể kinh doanh phải có đăng kí kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu xét theo các yếu tố liên quan đến một quan hệ pháp luật, có thể coi điều kiện cần để tham gia quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng như một loại sự kiện pháp lí của quan hệ này. Hàng hoá, dịch vụ tạo ra bởi chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng phải nằm trong đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Điều 3 , Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là “hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam”. Tất cả hàng hoá dịch vụ không nằm trong diện đặc biệt khuyến khích tiêu dùng đều nằm trong diện chịu thuế. Rõ ràng, việc đánh thuế đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào chính sách của mỗi nhà nước trong từng thời kì.

Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:

+ Hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, tiêu dùng trong nước, không phân biệt hình thức tiêu dùng;

+ Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu để tiêu dùng trong nước. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù với tên gọi khác nhau (thuế giá trị gia tăng hoặc thuế hàng hoá và dịch vụ hoặc thuế lưu chuyển hàng hoá), các quốc gia hiện nay đều đánh thuế đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Việc đánh thuế giá trị gia tăng đối vói hoạt động nhập khẩu tạo sự bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ được tạo ra trong nước và hàng hoá dịch vụ nhập khẩu, mặc dù, trong những chừng mực nhất định, có thể gây ra khó khăn cho nhà nhập khẩu.

+ Có phần giá trị tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiên tiến, chỉ “tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch nên nếu xét trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lí thuế với chủ thể nộp thuế, đối tượng hướng tới của quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm được tạo ra bởi chủ thể nộp thuế.

Pháp luật Việt Nam quy định phần giá trị gia tăng đối với hàng hoá dịch vụ cơ bản như sau:

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ tạo ra ở trong nước, phần giá trị gia tăng là chênh lệch giữa giá trị bán ra so với giá trị mua vào tương ứng lượng hàng hoá dịch vụ đã cung cấp. Có thể nhận xét, đây chưa phải là định nghĩa về phần giá trị tăng thêm;

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, phần giá trị gia tăng là toàn bộ giá trị nhập khẩu của hàng hoá đã bao gồm các khoản thuế ở khâu nhập khẩu chưa có thuế giá trị gia tăng.

Việc thu, nộp chỉ tiến hành trong thực tế khi chủ thể nộp thuế có phần tăng thêm từ kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, do thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nên quyền đánh thuế theo lãnh thổ được áp dụng rất rõ ràng. Các loại chủ thể (không phân biệt chủ thể đó mang quốc tịch Việt Nam hay không mang quốc tịch Việt Nam) có phần giá trị tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam đều phải nộp thuế. Không chỉ như vậy, nếu phần giá trị tăng thêm được tạo ra bởi các chủ thể mang quốc tịch Việt Nam nhưng không phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, không phải nộp thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng quyền theo lãnh thổ cũng làm phát sinh một số yêu cầu cần phải giải quyết, đặc biệt trong thời kì giao lưu về hàng hoá dịch vụ phát triển. Trong thực tiễn, pháp luật Việt Nam trên cợ sở tuân thủ luật pháp quốc tế (luật thành văn và các tập quán quốc tế) quy định căn cứ xác định phần trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định này có ý nghĩa quan trọng khi xác định phần thu từ thuế giá trị gia tăng cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với pháp luật quốc tế.

Việc xác định điều kiện cần và đủ cho đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng giúp cho cơ quan quản lí, thu thuế giá trị gia tăng và đối tượng sản Xuất kinh doanh phân biệt trường hợp đăng kí, kê khai thuế giá trị gia tăng với trường hợp phải nộp thực tế một số tiền thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước.

Xác định chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng với điều kiện cần và đủ theo quy định pháp luật, cần lưu ý một số trường hợp chủ thể kinh doanh không hiện diện thực tế ở Việt Nam (chẳng hạn như không có cơ sở kinh doanh, không có văn phòng đại diện, trụ sở điều hành) nhưng có cung cấp hàng hoá dịch vụ chịu thuế cho bên Việt Nam. Để chống thất thu thuế, pháp luật quy định đối tượng nhận hàng hoá dịch vụ phải nộp thuế thay cho bên nước ngoài.

Cùng với quy định về chủ thể nộp thuế giá trị gia tăng, pháp luật các nước thường quy định những đối tượng không nộp thuế giá trị gia tăng. Những đối tượng này mặc dù đều có hoạt động kinh doanh, có phần giá trị tăng thêm từ hoạt động kinh doanh trên lãnh thồ quốc gia nhưng xuất phát từ những lí do, mục đích nhất định, pháp luật quy định họ không nộp loại thuế này. Pháp luật một số nước có thể khổng áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với những đối tượng kinh doanh có kết quả kinh doanh dưới mức quy định… Pháp luật một số quốc gia khác quỵ định đối tượng không nộp thuế giá trị gia tăng khi kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, phổ biến các quốc gia lựa chọn đồng thời cả hai tiêu chí, Việt Nam là một trong số các quốc gia đó, như là biện pháp thực hiện các vấn đề kinh tế xã hội. Thông thường, các quốc gia quy định cụ thể (liệt kê) các trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng đề đảm bảo tính thống nhất trong quá trình áp dụng. Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013, Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế quy định 25 trường hợp hàng hoá dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lí thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Điều này cũng có nghĩa, chủ thể kinh doanh 25 loại hàng hoá, dịch vụ đó không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

Việc quy định hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nhằm đạt mục đích cụ thể.

– Đối với một số nhóm ngành hàng, dịch vụ có nhu cầu tiêu dùng phổ biến. Dịch vụ y tế, dạy học, học nghề; sản phẩm muối, trồng trọt, chăn nuôi… đều là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho dân chúng.

– Hàng đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng.

– Thực hiện cam kết của Việt Nam đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ tín dụng, kinh doanh chứng khoán, thiết bị chuyên dùng nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được là những ví dụ cụ thể.

– Thực hiện nguyên tắc chỉ đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp hàng không thực tế tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam như hàng quá cảnh, hàng mượn đường, hàng tạm nhập tái xuất đều không nằm trong diện chịu thuế.

Xác định đối tượng không nộp thuế giá trị gia tăng, cần phân biệt với các trường hợp miễn thuế giá trị gia tăng, nộp thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%. Các chủ thể này có sự khác nhau về trách nhiệm đăng kí, kê khai thuế giá trị gia tăng, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Điểm lưu ý là Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung năm 2013,Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế đã làm rõ các dấu hiệu, điều kiện, nội dung của 25 loại hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế. Đây là bước tiến quan trọng của việc thực thi nguyên tắc minh bạch hoá pháp luật. Những nội dung như các loại dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán không chịu thuế được liệt kê đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Hoặc như quy định rõ căn cứ xác định hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu không nằm trong diện nộp thuế giá trị gia tăng để tránh việc hướng dẫn thực hiện pháp luật khác nhau ở các cơ quan có thẩm quyền. Những nội dung cần được làm rõ liên quan đến sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến hoặc sơ chế, dịch vụ y tế, thú y, sản phẩm xuất khẩu được nêu tại các khoản 1, 9 và 23 Điều 5 một lần nữa được làm rõ và sửa đổi tại Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lí thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.

Tổng hợp từ “Giáo trình Luật Thuế Việt Nam” và một số nguồn tài liệu khác
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments