Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024
Google search engine
HomeDân sựThi hành án dân sựHình thức, thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm về...

Hình thức, thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm về thi hành án dân sự

1. Hình thức xử lý vi phạm về thi hành án dân sự

Xử lý vi phạm về thi hành án dân sự là một loại hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước được áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Việc xử lý vi phạm về thi hành án dân sự không chỉ nhằm trừng phạt người có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự mà còn giáo dục họ cổ ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của đời sống cộng đồng, đồng thời nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra.

Việc xử lý vi phạm về thi hành án dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau:

– Mọi hành vi vi phạm về thi hành án dân sự phải được phát hiện kịp thời. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng,  

công minh, triệt để; mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ bị xử lý khi có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự do pháp luật quy định.

– Việc xử lý các hành vi vi phạm về thi hành án dân sự phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi, hậu quả vi phạm, phải tương ứng với từng loại đối tượng bị xử lý và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Các hình thức xử lý được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự bao gồm:

– Xử phạt hành chính được áp dụng khi người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định, không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện các quyết định về thi hành án.

– Xử lý kỷ luật được áp dụng trong trường hợp người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên; thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của chấp hành viên.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trường hợp người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên; thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của chấp hành viên ở mức nghiêm trọng. Người có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự có thể bị khởi tố về hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo quy định tại chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015 như: Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371), Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật(Điều 372), Tội không thi hành án (Điều 379), Tội cản trở việc thi hành án (Điều 381), Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản (Điều 385).

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm về thi hành án dân sự

Để việc xử lý vi phạm về thi hành án dân sự được nhanh chóng, nghiêm minh và chính xác, pháp luật quy định thẩm quyền xử lý vi phạm về thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 163 LTHADS, Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 68 Nghị định của Chính phủ số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì thẩm quyền xử lý vi phạm về thi hành án dân sự như sau:

– Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng.

– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.500.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 2.500.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 20.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

– Tổng cục trưởng Tổng cục hành án dân sự có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 40.000.000 đồng; tịch thu tang vật. phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục xử lý vi phạm về thi hành án dân sự

Thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể như sau:

– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến  

250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết hên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

– Đối với những hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự phức tạp, người có thẩm quyền không thể xác định được chính xác đó là loại vi phạm nào, tính chất, mức độ của vi phạm nên không thể ra quyết định xử phạt ngay hay người phát hiện vi phạm không đủ thẩm quyền để ra quyết định xử lý thì áp dụng thủ tục lập biên bản để xử lý. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

– Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết hên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

– Đối với những hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự phức tạp, người có thẩm quyền không thể xác định được chính xác đó là loại vi phạm nào, tính chất, mức độ của vi phạm nên không thể ra quyết định xử phạt ngay hay người phát hiện vi phạm không đủ thẩm quyền để ra quyết định xử lý thì áp dụng thủ tục lập biên bản để xử lý. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Tổng hợp từ “Giáo trình Luật thi hành án dân sự” và một số nguồn khác
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments