Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
Google search engine
HomeHôn nhân và gia đìnhĐăng ký nuôi con nuôi cần có những thủ tục gì?

Đăng ký nuôi con nuôi cần có những thủ tục gì?

Việc nhận nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ được nhận nuôi và cả người nhận nuôi vì xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, hình thành một gia đình cho đứa trẻ. Do đó sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc nuôi con nuôi là bắt buộc để việc nuôi con nuôi có hiệu lực pháp lý.

1- Đăng ký việc nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi, khi xét thấy người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan trong việc cho, nhận con nuôi.

Trong trường hợp ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi thì phải trả lời bằng văn bản cho các bên đương sự có liên quan và nêu rõ lý do từ chối.

Đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Nuôi con nuôi và Điều 18 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Việc kiểm tra, xác minh điều kiện của trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài thuộc trách nhiệm của Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 33 Luật Nuôi con nuôi và Điều 16 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu xét thấy các bên đáp ứng đầy đủ các điều kiện của người nhận nuôi và người được nhận nuôi theo quy định của pháp luật thì Sở Tư pháp trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trên cơ sở quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Khi người nhận con nuôi có mặt tại Việt Nam, Sở Tư pháp tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng cùng thường trú ở khu vực biên giới thì thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, người nước ngoài thường trú ở khu vực biên giới nước láng giềng với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải làm hồ sơ xin nhận con nuôi nộp cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận nuôi, ủy ban nhân dân cấp xã kiếm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ của người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi để xin ý kiến. Sau khi có sự đồng ý của Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi và giao nhận con nuôi theo thủ tục chung.

Trong trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước đó làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi và các điều kiện của người nhận nuôi theo quy định của pháp luật nước láng giềng. Hồ sơ của người nhận nuôi được gửi cho Sở Tư pháp để kiểm tra và xác nhận nếu người đó đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận nuôi con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người đó.

Như vậy, việc nuôi con nuôi chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và con nuôi phát sinh kể từ thời điểm đăng ký.

Theo quy định tại Điều 50 Luật Nuôi con nuôi, trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau phát sinh trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực (ngày 01/01/2011), nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

– Đến thời điểm Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Những trường hợp này có thể hiểu là việc nuôi con nuôi thực tế. Sau khi được đăng ký, quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Việc quy định khoảng thời gian để các bên đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế là phù hợp với bản chất, mục đích của việc nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đã phát sinh và thực hiện trên thực tế. Sau khi hết thời hạn 05 năm mà các bên đương sự không thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi thì khi có tranh chấp phát sinh, quan hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi không được pháp luật công nhận là quan hệ cha mẹ và con.

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đăng ký nuôi con nuôi cần có những thủ tục gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 99000

[b] Bài viết Đăng ký nuôi con nuôi cần có những thủ tục gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments