Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhChiến lược thiết kế sản phẩm hàng hóa mới

Chiến lược thiết kế sản phẩm hàng hóa mới

1- Chiến lược thiết kế sản phẩm hàng hóa mới

Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, công ty không thể chỉ dựa vào những hàng hóa hiện có ngày hôm nay. Người tiêu dùng muốn và chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn hảo. Các đối thủ cạnh tranh cũng nỗ lực tối đa để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mới đó. Vì thế mỗi công ty đều phải có chương trình thiết kế sản phẩm hàng hóa mới của mình.

Công ty có thể có được sản phẩm mới bằng hai cách. Thứ nhất là bằng cách kiếm ở ngoài, tức là mua toàn bộ công ty nào đó, mua bằng sáng chế hay hay giấy phép sản xuất hàng hóa của người khác. Thứ hai là bằng sức lực của minh, tức là tự thành lập một bộ phận nghiên cứu và thiết kế.

Ta dừng lại ở quá trình thiết kế sản phẩm hàng hóa mới. “Sản phẩm mới”ở đây phải hiểu là những sản phẩm nguyên tác,những phương án cải tiến hay những hàng hóa hiện có được cải biến, cūng như những nhān hiệu mới – kết quả của việc nghiên cứu, thiết kế, thứ nghiệm của công ty sản xuất. Đồng thời ta cúng xem xét vấn đề người tiêu dùng có xem hàng hóa mới chào bán cho họ là sản phẩm mới không.

Cải tiến có thể là một công việc rất mạo hiểm. Chẳng hạn theo đánh giá của các chuyên gia công ty “Ford” đã mất khoảng 350 triệu USD cho một kiểu xe rủi ro “Edrel” của mình. Còn tập đoàn “Dupont” đā tốn khoảng 100 triệu USD cho thất bại về hàng giả da “Corfam” của mình.Ý đồ của công ty “Xerox” xâm nhập thị trường máy tính đá trở thành thám họa. Vốn đầu tư vào việc chế tạo máy bay “Concord” sẽ không bao giờ hoàn lại được.
Theo số liệu của một công trình khảo sát, trên thị trường hàng tiêu dùng 40% sản phẩm mới đem chào bán đã bị thất bại. Trên thị trường hàng tư liệu sản xuất thì con số này là 20%, còn trên thị trường dịch vụ là 18%. Đặc biệt mức độ thất bại của hàng tiêu dùng mới là đáng lo ngai.

Tại sao các sản phẩm mới lại bị thất bại? Ở đây có nhiều nguyên nhân. Đó là vì người lãnh đạo cao cap có the da “hối thúc” một ý tưởng được ưa thích theo cảm tính, bất chấp những kết quả nghiên cứu marketing rất xấu. Cũng có trường hợp là bản thân ý tưởng thì hay, nhưng do đánh giá quá cao dung lượng của thị trường. Cúng có thể là hàng hóa hiện thực được thiết kế không phù hợp.Và cũng có thể là do xác định vị trí của nó trên thị trường không đúng, quảng cáo không đạt yêu cầu, hay định giá quá cao. Trong nhiều trường hợp chi phí cho nghiên cứu hàng hóa cao hơn mức dự toán nhiều, và đôi khi đòn phản công của các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn dự đoán.

Như vậy là công ty phải đứng trước hai vấn đề :một mặt cần phải nghiên cứu những hàng hóa mới, mặt khác những cơ hội thành công của hàng hóa mới không nhiều lắm. Một phần nội dung của câu trả lời là phải định hướng công ty vào những mục tiêu xác định và tổ chức lại cho phù hợp với việc sản xuất sản phẩm mới. Ngoài ra các nhóm chuyên gia – những người sáng tạo ra hàng hóa mới phải nghiên cứu kỹ từng giai đoạn tạo ra sản phẩm mới. 

2- Hình thành ý tưởng 

Việc nghiên cứu hàng hóa mới bắt đầu từ việc tìm kiếm những ý tưởng cho sản phẩm mới. Việc tìm kiếm này phải được tiến hành một cách có hệ thống chứ không thể gặp đâu hay đấy. Nếu không công ty có thể tìm được hàng chục ý tưởng, nhưng đa số các ý tưởng đó không phù hợp với nhūng tính chất đặc thù trong hoạt động của công ty. Ở một công ty sau khi tiên hành nghiên cứu tốn hơn một triệu USD, sản phẩm mới đā trải qua hết các bước đến giai đoạn tổng duyệt cuối cùng thì bị ban lānh đạo tối cao bác bỏ vì họ cho rằng công ty không nên nhảy vào līnh vực hoạt động đó.

Sau khi xây dựng chiến lược thiết kế sản phẩm mới rõ ràng, Ban lānh đạo tối cao có thể tránh được những tình huống như vậy. Họ phải xác định cǎn quan tâm chủ yếu đến những mặt hàng nào và những thị trường nào. Họ phải trình bày rõ bằng những sản phẩm mới công ty đang phấn đấu để đạt được cái gì : thu về một số lượng lớn tiền mặt, vị trí thống soái trong phạm vi thị phần nhất định hay những mục tiêu khác nào đó. Họ phải làm rõ việc phân bổ lực lượng như thế nào giữa việc sáng tạo ra những sản phẩm mới hoàn toàn, cải biến những hàng hiện có hay bắt chước hàng hóa . cua các doi thu canh tranh.

Có rất nhiều nguồn ý tưởng tuyệt vời để sáng tạo ra các sản phẩm mới. Người tiêu dùng là bàn đạp hợp lý nhất để tìm kiếm những ý tưởng môi đó. Có thể theo dōi những nhu cầu và mong muốn của họ bằng cách thăm dò ý kiến các khách hàng, tại những buổi trao đổi tập thể, qua các thư từ và đơn khiếu nại gửi đến. Một nguồn ý tưởng khác là những nhà khoa học, bởi vì họ có thể sáng tạo hay tìm kiếm những vật liệu hay thuộc tính mới sē dẫn đến tạo ra những phương án hoàn toàn mới hay cải tiến cho những hàng hóa hiện có. Ngoài ra, công ty cần phải theo dōi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh, phát hiện những thứ hấp dẫn nhất đối với người mua. Còn một nguồn ý tưởng tốt nữa là nhân viên bán hàng và các nhà kinh doanh của công ty hàng ngày tiếp xúc với người mua. Trong số những nguồn ý tưởng khác còn có các nhà sáng tạo, những người có bǎng sáng chế, các phòng thí nghiệm của các trường Đại học và các phòng thí nghiệm thương mại, các cố vấn trong lĩnh vực công nghiệp, các cố vấn về những vấn đề quản lý, các công ty quảng cáo, các công ty nghiên cứu marketing,các hiệp hội ngành nghề và những ấn phẩm chuyên ngành.

3- Lựa chọn ý tưởng

Mục tiêu của hoạt động  hình thành ý tưởng là tạo ra thật nhiều ý tưởng. Mục tiêu của các giai đoạn tiếp sau là rút bớt số lượng đó. Bước đầu tiên là lựa chọn ý tưởng.

Mục đích của việc lựa chọn là cố gắng sớm nhất phát hiện và sàng lọc loại bỏ những ý tưởng không phù hợp. Ở phần lớn các công ty, các chuyên gia phai trình bày ý tưởng về sản phẩm mới bằng văn bản māu quy dinh, sau đó được đưa ra xem xét tại Ủy ban phụ trách hàng hóa mới. Trong ban tường trình này có những nội dung: mô tả hàng hóa, thị trường mục tiêu và đối thú cạnh tranh, ước tính sơ bộ quy mô thị trường,giá cả hàng hóa, thời gian và kinh phí cần cho việc tạo ra sản phẩm mới, kinh phí tổ chức sản xuất nó và định mức lợi nhuận.

Ngay cả trong trường hợp ý tưởng hay vẫn nảy sinh câu hỏi : liệu nó có phù hợp với công ty cụ thể đó không, có phù hợp với các mục đích, mục tiêu chiến lược và khả năng tài chính của nó không ? Nhiều công ty đāxây dựng những hệ thống chuyên trách đánh giá và lựa chọn ý tưởng.

4- Soạn thảo dự án và thẩm định dự án 

Bây giờ cần phải biến những ý tưởng lọt qua vòng lua chon thành những dự án hàng hóa. Điều quan trọng là phải phân biệt rõ ý tưởng, dự án và hình ảnh hàng hóa là ý niệm khái quát về một hàng hóa có thể có mà theo ý kiến mình công ty có thể đưa ra thị trường. Dự án hàng hóa là một phương án đã nghiên cứu kỹ của ý tưởng, được thể hiện bằng những khái niệm có ý nghīa đối với người tiêu dùng.Hình ánh hàng ‘hóa – là ý niệm cụ thể được hình thành ở người tiêu dùng về hàng hóa hiện thực hay tiềm ẩn.

Soan thao dự án sản phẩm hàng hóa. Giả sử nhà chế tạo ôtô đānghí ra cách chế tạo ôtô chạy điện có thể di chuyển với tốc độ 100 dǎm 1 giờ và sau mỗi 100 dặm mới phải nạp điện một lần. Theo đánh giá của nhà sản xuất chi phí khai thác ôtô chay din sē thấp hơn khoảng hai lần so với chi phí cho ôtô thông thường.

Đó là ý tưởng hàng hóa. Những người tiêu dùng không mua ý tưởng hàng hóa. Họ chỉ mua dự án hàng hóa. Nhiem vu của nhà kinh doanh là nghiên cứu ý tưởng đến giai đoạn có một số dự án để lựa chọn, đánh giá tính chất hấp dẫn tương đối của chúng và chọn ra dự án tôt nhǎt.

Các dự án hàng hóa của ôtô chạy điện có thể là như sau :

– Dự án 1. Ôtô nhỏ, không đắt tiền để sử dụng làm chiếc ôtô thứ hai của gia đình để đi chờ mua hàng tại các cửa hàng ở gần. Đó là chiếc ôtô lý tưởng đối với việc chở hàng mua sắm và đưa đón con cái.

·- Dự án 2. Ôtô chạy điện, kích thước trung bình và giá cả vừa phải, được sử dụng làm ôtô chung của gia đình

-Dự án 3. Ôtô nhỏ, kiểu thể thao, giá trung bình, giành cho thanh niên.

– Dự án 4. Ôtô nhỏ không đắt tiền giành cho người tiêu dùng quan tâm đến phương tiện di chuyển với chi phí không lớn về nhiên liệu và mức độ ô nhiễm môi trường thấp.

Thẩm định dự án hàng hóa. Việc thẩm định đòi hỏi phải đưa dự án ra thử nghiệm trên một nhóm người tiêu dùng mục tiêu tương ứng, trình cho họ tất cả những phương án đã được nghiên cứu kỹ của tất cả các dự án. Kết quả xem xét dự án 1 như sau :

Ôtô đi chơi, kinh tế, cô “mini” bốn chỗ ngồi. Rất thích hợp cho việc đi mua bán và thǎm viếng bạn bè. Chi phí khai thác rẻ hơn hai lần so với ôtô chạy xǎng. Tốc độ đạt tới 50 dặm một giờ, chạy 100 dǎm mới cần nạp điện. Giá 6.000 USD.

Người tiêu dùng được yêu cầu phát biểu quan điểm của mình về dự án này dưới hình thức trả lời những câu hỏi sau:

1.Quý vị có hiểu dự án ôtô chạy điện không ?

2.Quý vị thấy ích lợi rõ rệt của ôtô chạy điện so với ôtô thông thường ở điểm nào?

3.Theo ý kiến quý vị, những điều khẳng định về ô tô chạy điện có chính xác không?

4. Ôtô chạy điện có thể thỏa mān một nhu cầu cấp bách nào đó của quý vị không.?

5.Theo ý kiến quý vị có thể cải tiến những tính năng khác nhau của ôtô chạy điện như thế nào ?

6.Ai sē tham gia thông qua quyết định mua có thể có ? Ai sē sử dụng oto chạy điện?

7.Theo ý kiến quý vị thì giá ô tô chạy điện phải vào cỡ bao nhiêu 

8. Quý, vị có thích ôtô chạy điện hơn ôtô thông thường không ? Sử dụng vào mục đích nào?

.9. Quý vị đā mua ôtô chạy điện chưa ? (Dứt khoát có, chắc chắn;chắc là không, dứt khoát không).

Những câu trả lời của người tiêu dùng sē giúp công ty xác định phương án nào của dự án có sức hấp dẫn lớn nhất. Ví dụ giả sử rằng lần cuối cùng về ý định mua có 10% người tiêu dùng trả lời “dứt khoát có” và 5% “chắc chắn”. Công ty sē sử dụng những con số này với tổng số người tiêu dùng của nhóm mục tiêu cụ thể để tính ra khối lượng tiêu thu. Những trong trường hợp này các đại lượng tính toán hoàn toàn chí mang tính chất định hướng, bởi vì không phải bao giờ người ta cúng thực hiện đúng nhūng ý định nói ra.

5- Soạn thảo chiến lược marketing

Giả sử rằng trong quá trình thăm dò ý kiến dự án 1 dạt kết quả tốt nhất. Bây giờ phải soạn thảo chiến lược marketing sơ bộ để đưa ra thị trường loại ôtô chạy điện cụ thể.

Chiến lược marketing được trình bày làm ba phần. Trong phần thứ nhất mô tả quy mô, cấu trúc và hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí hàng hóa, cūng như các chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt.

Ví dụ: Thị trường mục tiêu bao gồm những hộ gia đình cần có chiếc ôtô thứ hai để đi mua sắm và thăm viếng bạn bè. Ôtô được xác định vị trí là loại kinh tế khi mua, khi sử dụng và thích hợp hơn cho mục đích đi chdi so với những ôtô hiện có trên thị trường. Công ty dự kiến bán trong năm đầu 500 ngàn chiếc với tổng số tiền thua lỗ giữ ở mức không quá 3 triệu USD. Trong năm thứ hai dự kiến bán 700 ngàn chiếc với tiền lāi kế hoạch dự kiến là 5 triệu USD.

Phần thứ hai trình bày những số liệu chung về giá cả hàng hóa, quan điểm chung về phân phối hàng hóa và dự toán chi phí cho marketing trong năm đầu tiên.

Ví dụ : Ôtô điện sē được bán với thùng xe sơn ba màu khác nhau và theo đơn đặt hàng đặc biệt, có thể lắp thêm máy lạnh và hệ thống truyền lực. Giá bán lẻ là 6.000 USD và giành cho các nhà kinh doanh chiết khấu 15% đơn giá quy định. Những nhà kinh doanh bán trong một tháng được trên 10 chiếc ôtô sẽ được chiết khấu thêm 5% cho mỗi chiếc ôtô đã bán trong một tháng cụ thể. Ngân quỹ quảng cáo là 6 triệu USD được phân bổ đều cho quảng cáo toàn. quốc và địa phương. Khi quảng cáo cần nhấn mạnh tính kinh tế và tính chất đi chơi của ôtô. Dự kiến cấp kinh phí 100 ngàn USD để tiến hành nghiên cứu marketing trong nǎm đầu tiên nhằm tìm hiểu xem ai mua ôtô và mức độ hài lòng của người mua ra sao.

Phần thứ ba trình bày những mục tiêu tương lai của các chỉ tiêu tiêu thụ và lợi nhuận, cũng như quan điểm chiến lược lâu dài về việc hình thành hệ thống marketing-mix.

Ví dụ : Kết quả công ty dự kiến chiếm līnh 6% toàn bộ thị trường ôtô và dạt lāi ròng trên vốn đầu tư là 15%. Để đạt được điều này chất lượng hàng hóa phải được duy trì ở mức cao ngay từ đầu rồi dần dần nâng cao hơn nữa nhờ nghiên cứu kỹ thuật. Nếu hoàn cảnh cạnh tranh thuận lợi thì chi cho việc quảng cáo hàng năm sē tăng khoảng 10% . Tổng kinh phí chi cho nghiên cứu marketing bắt đầu từ nǎm thứ hai sē giám xuống còn 60 ngàn USD

6- Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ 

Sau khi thông qua quyết định về dự án hàng hóa và chiến lược marketing, ban lānh đạo có thể bắt tay vào đánh giá mức độ hấp dẫn về mặt kinh doanh của việc cung ứng. Muốn vậy cần phải phân tích kỹ những chỉ tiêu kiểm tra dự kiến về mức bán, chi phí và lợi nhuận để biết chắc rằng chúng phù hợp với những mục tiêu của công ty. Nếu kết quả phân tích đạt yêu cầu thì có thể chuyển sang giai đoạn trực tiếp nghiên cứu hàng hóa.

7- Thiết kế sản phẩm hàng hóa 

Neu dự án hàng hóa vượt qua được giai đoạn phân tích các khả nǎng sản xuất và tiêu thụ thì bắt đầu giai đoạn nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm. Trong giai đoạn này dự án phải biến thành hàng hóa hiện thực. Từ trước đến nay mới chỉ nói về cách mô tả hình vē hay một hình mẫu rất thô thiển. Còn ở giai đoạn này sē phải trả lài : ý tưởng hàng hóa có thể hiện được thành sản phẩm có lợi về kỹ thuật cũng như.thương mại không.

Bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ tạo ra một hay nhiều phương án thểhiện thực thể dự án hàng hóa với hy vọng có được một mẫu thỏa mãn những tiêu chuẩn sau : 1. người tiêu dùng chấp nhận nó như một vật mang đầy dù tất cả những tính chất đã trình bày trong phần mô tả dự án hàng hóa; 2. nó an toàn và hoạt động tốt khi sử dụng bình thường trong nhūng điều kiện bình thường; 3. giá thành không vượt ra ngoài phạm vì những

Để tạo ra một mẫu đạt yêu cầu có thể mất nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Mấu phải thể hiện được tất cả những đặc tính chức năng cần thiết, cūng như có tất cả những đặc điểm tâm lý dự tính. Ví dụ ôtô điện phải tạo ra ở người tiêu dùng một ấn tượng về một chiếc xe tốt và an toàn. Ban lãnh đạo cần tìm hiểu xem người tiêu dùng quyết định như thế nào, xe ôtô có được chế tạo hoàn hảo không. Ví dụ có một số người có thói quen dập cửa xe thật mạnh để nghe xem nó “phát ra tiếng” như thế nào. Nếu tiếng cửa đập nghe có vẻ không chắc chắn thì người tiêu dùng cho rằng xe chế tạo không tốt.

Khi mẫu được làm xong thì cần phải đem ra thử nghiệm. Để tin chắc được là xe làm việc an toàn và có hiệu suất phải tiến hành thử nghiệm các chức năng trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường. Một chiếc ôtô mới phải khởi động tốt, vỏ xe không được méo mó, xe không bị lật khi vào cua. Trong quá trình thử nghiệm với người tiêu dùng, yêu cầu khách hàng đi thử xe và cho ý kiến đánh giá về toàn bộ chiếc xe và về từng tính nǎng cua nó.

8- Thử nghiệm trong điều kiện thị trường 

Nếu xe ôtô đã qua được những thử nghiệm chức năng và cuộc kiểm tra của người tiêu dùng thì công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện thị trường. Ở giai đoạn này hàng hóa và chương trình marketing được thứ nghiệm trong hoàn cảnh gần với thực tế hơn để tìm hiểu quan điểm của người tiêu dùng và các nhà kinh doanh về mức độ dễ điều khiển của xe, những đặc điểm sử dụng của nó và vấn đề bán lại cho nhau, cũng như xác định quy mô thị trường.

Các phương pháp thử nghiệm trong điều kiện thị trường thay đổi tùy theo loại hàng hóa. Công ty tiến hành thử nghiệm những hàng tiêu dùng đóng gói, chắc chắn muốn có được những số liệu ước chừng về vấn đề người tiêu dùng mua hàng của mình khi nào và thường xuyên đến mức độ nào. Trên cơ sở những số liệu đánh giá này sẽ có thể lập dự báo chung về mức tiêu thụ 2. Công ty hy vọng rằng,các chỉ tiêu dược đánh giá sē cao. Nhưng thường thì nhiều người tiêu dùng sau khi dùng thử hàng hóa không mua lần thứ hai, qua đó thể hiện thái độ không hài lòng nhất định về mặt hàng đó Có thể là có mua lại lần thứ hai, nhưng sau đó thì thôi không mua nữa. Hay là việc đánh giá hàng hóa quá cao cūng có thể kéo theo tần suất mua thấp (như vẫn thường thấy đối với các món sơn hào hải vị). Bởi vì người mua quyết định chỉ sử dụng hàng hóa nhân những dịp đặc biệt.

9- Triển khai sản xuất đại trà 

Việc thử nghiệm trong điều kiện thị trường cung cấp cho lānh đạo một khối lượng thông tin đủ để thông qua quyết định dứt khoát là nên sản xuất hàng hóa mới. Nếu công ty bắt tay vào triển khai sản xuất đại trà, nó:sēphải chi phí rất nhiều. Sē phải xây dựng hay thuê một mặt bằng sản xuất mới. Ngoài ra có thể là công ty sẽ phải chi trong năm đầu tiên từ 10 đěn 50 triệu USD vào việc quảng cáo và kích thích tiêu thụ sản phẩm mới, như trường hợp hàng tiêu dùng đóng gói.

Khi tung ra thị trường hàng hóa mới công ty phải quyết định chào bán hàng khi nào, ở đâu, cho ai và như thế nào, khi nào. Trước tiên phải thông qua quyết định thời điểm tung hàng hóa mới ra thị trường. Nếu ôtô điện làm tổn hại đến việc tiêu thụ các kiểu xe khác của công ty thì có thể tốt nhất là hoãn việc sản xuất nó lại. Nếu có thể đưa thêm vào kết cấu của ôtô điện những điểm cải tiến thì có thể công ty sē thích tung nó ra thị trường vào năm tới. Chắc chắn công ty sẽ không muốn chờ đợi thêm cả trong những trường hợp nền kinh tế đang ở trong tình trạng đình đốn.

-Ở đâu. Công ty phải quyết định liệu có cân tung hàng hóa ra thị trường ở một địa phương hay một khu vựč nào đó, ở nhiều khu vực, trên phạm vi toàn quốc hay trên phạm vi quốc tế. Hoàn toàn không phải công ty nào cūng có niềm tin, phương tiện và khả năng để tung ngay ra thị trường toàn quốc những hàng hóa mới. Thông thường họ xác định lịch tiến độ tuần tự khai phá các thị trường. Cụ thể các công ty nhô lựa chọn thành phố hấp dẫn đối với mình rồi tiến hành một chiến dịch chớp nhoáng tung hàng ra thị trường của nó. Sau đó cũng bằng cách như vậy lần lượt khai phá các thị trường của những thành phố khác. Những công ty lớn thì đầu tiên tung hàng môi của mình ra thị trường của một khu vực nào đó, rồi sau đó chuyển sang khu vực khác. Những công ty có các mạng lưới phân phối toàn quốc, như các công ty ôtô, thường tung các kiểu xe mới của mình ra thi truong cả nước ngay.

– Cho ai. Trong nhóm những thị trường lần lượt được khai phá, công ty phải lựa chọn những thị trường có lợi nhất và tập trung nỗ lực chính của mình nhằm khuyến khích tiêu thụ vào đó. Trong trường hợp này chắc chắn là công ty đā sử dụng những số liệu thử nghiệm sản phẩm mới trong điều kiện thị trường và xác định cho mình những tính chất đặc biệt của các phần thị trường có ý nghīa quan trọng hàng đầu. Trong trường hợp lý tuông thì các phần thị trường hàng tiêu dùng quan trọng hàng đầu phải có đủ bốn nét đặc trưng:1-gồm nhūng người mua sớm: 2- những người mua sớm này phải là những người tiêu dùng tích cực; 3- họ phải là những người hướng dẫn du luan và có nhung nhan xét tốt về hàng hóa; 4- có thể dễ dàng chiếm līnh với chi phí nhỏ.

-Như thế nào. Công ty phải soạn thảo kế hoạch hành động để lần lượt tung sản phẩm mới ra các thị trường. Cần phải lập dự toán cho nhūng yếu tố khác nhau của hệ thống marketing-mix và các biện pháp khác. Ví dụ trước khi tung ra thị trường ôtô điện có thể tiến hành một chiến dịch tuyên truyền ngay sau khi xe về đến các phòng trưng bày và đồng thời có thể tặng những món quà kỷ niệm để thu hút được thật đông người đến xem các phòng trưng bày. Đối với mỗi một thị trường mới công ty phải soạn thảo một kế hoạch marketing riêng.

 Tổng hợp (từ sách Marketing Essentials và một số nguồn khác).

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments