Thứ Ba, Tháng Năm 21, 2024
Google search engine
HomeKhácĐối tượng điều chỉnh và Nguồn của Luật Ngân hàng

Đối tượng điều chỉnh và Nguồn của Luật Ngân hàng

1- Đối tượng điều chỉnh của Luật Ngân hàng

Tương tự các ngành luật khác, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội.

Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội do Luật ngân hàng điều chỉnh và phương thức tác động của pháp luật, đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng gồm hai nhóm chính: các quan hệ quản lý nhà nước về ngân hàng, các quan hệ tổ chức và kinh doanh.

Các quan hệ quản lý nhà nước về ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Ví dụ: quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng, quan hệ thanh tra giữa Ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng 

Đối với các quan hệ quản lý nhà nước về ngân hàng phương thức tác động của pháp luật (phương pháp điều chỉnh) là mệnh lệnh phục tùng.

Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Theo quy định của pháp luật, mô hình và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tín dụng do pháp luật quy định.

Các quan hệ kinh doanh ngân hàng phát sinh trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng hoặc của các tổ chức khác được phép hoạt động ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng. Phương thức tác động của pháp luật đối với các quan hệ này là phương thức bình đẳng, thỏa thuận.

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng gồm các nhóm quan hệ xã hội sau:

– Quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

– Quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng;

– Quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng nhưng được Nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Nguồn của Luật Ngân hàng

Là bộ phận của pháp luật quốc gia nên luật ngân hàng cũng mang đặc điểm chung của mỗi hệ thống pháp luật về nguồn luật.

Ngày nay, trên thế giới, tồn tại hai hệ luật mang đặc trưng khác biệt là hệ luật châu Âu lục địa và hệ luật Anh – Mỹ. Nguồn của luật thuộc hệ luật châu Âu lục địa là văn bản pháp luật (có quy phạm pháp luật cụ thể), còn nguồn của luật thuộc hệ luật Anh – Mỹ thì ngoài các quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật, án lệ cũng được xem là nguồn luật.

Xuất phát từ sự khác biệt của các hệ luật mà ở các nước thuộc hệ luật châu Âu lục địa, nguồn luật ngân hàng là các văn bản chứa các quy phạm pháp luật về ngân hàng. Các nước thuộc hệ luật Anh – Mỹ, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn luật ngân hàng còn có án lệ.

Ngoài hai hệ luật cơ bản trên đây, ở một số nước hồi giáo, luật Hồi giáo được xem là chính thống và có giá trị áp dụng đối với cả các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng.

Ở Việt Nam, nguồn của luật ngân hàng cũng như các bộ phận pháp luật khác, trong một thời gian dài án lệ không được thừa nhận là nguồn luật mà nguồn luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định, có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng.

Qua thực tiễn xét xử và yêu cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: Toà án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 quy định, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “lựa chọn quyết định giảm đắc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các toà án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ đế các toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, tuy phương thức thừa nhận bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực thi hành ở Việt Nam, phải theo những trình tự, thủ tục luật định nhưng về bản chất án lệ đã được thừa nhận.

Nguồn của luật ngân hàng gồm có các văn bản luật và các văn bản dưới luật.

Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng gồm có:

– Hiến pháp là nguồn luật cơ bản của nhiều ngành luật trong đó có luật ngân hàng. Các quy định của Hiến pháp là những quy định có giá trị pháp lý nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật về ngân hàng.

– Các đạo luật có các quy phạm pháp luật về ngân hàng như Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự, Luật thương mại…

Thực tiễn ở các nước cho thấy, các đạo luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương và của hệ thống tổ chức tín dụng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật ngân hàng và ở hầu hết các nước có hai đạo luật này. Chẳng hạn, ở Cộng hoà Liên bang Đức có Luật về ngân hàng Liên bang Đức năm 1957 và Luật về ngành tín dụng năm 1992; ở Trung Quốc có Đạo luật về ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 và Đạo luật ngân hàng thương mại năm 1995… Ngoài hai đạo luật này, các nước thường ban hành các đạo luật đơn hành khác điều chỉnh một số hoạt động ngân hàng như luật về séc, luật về hối phiếu V.V..

– Các văn bản dưới luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng gồm có:

  • Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
  • Các văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành;
  • Các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam, do các bộ ban hành

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đối tượng điều chỉnh và Nguồn của Luật Ngân hàng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đối tượng điều chỉnh và Nguồn của Luật Ngân hàng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments