Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpĐầu tưVốn đầu tư - hiểu để sử dụng hiệu quả

Vốn đầu tư – hiểu để sử dụng hiệu quả

Vốn đầu tư luôn là một vấn đề tiên quyết khi xây dựng một dự án kinh doanh. Vậy khái niệm là gì, có những loại vốn vốn đầu tư nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là gì?

Vốn đầu tư là một loại vốn tích lũy của xã hội, sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội với mục đích duy trì và tạo ra các tiềm lực mới dựa vào các dự án đầu tư, công trình đầu tư.

– Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn trong nước.

– Vốn đầu tư dự án là tổng tất cả nguồn vốn góp, gồm cả vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn huy động từ tổ chức, cá nhân khác và vốn vay  trước khi thực hiện dự án.

– Khái niệm vốn đầu tư thường không được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất mà nhiều người thường chỉ coi là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

– Vốn đầu tư được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh. Như vậy, vốn đầu tư thường đi liền với các dự án đầu tư cụ thể và.

– Vốn đầu tư hay còn gọi là Capital Investment, là một khoản tiền công ty dùng để mua các tài sản dài hạn hoặc doanh nghiệp được rót vào để tiếp tục các dự án kinh doanh.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

vốn đầu tư

Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp chưa có quy định định nghĩa về Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lý luận, ta có thể hiểu vốn chủ sở hữu là số vốn từ các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu này thường do các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp góp vốn hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh doanh. Như vậy, một doanh nghiệp có thể có nhiều chủ sở hữu vốn. Nguồn vốn này không phải là một khoản nợ. 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là một nguồn tài trợ thường xuyên cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, thì tài sản sẽ được ưu tiên trả trước các khoản nợ của doanh nghiệp, phần tài sản còn lại sẽ chia đều cho các cổ đông (hoặc thành viên góp vốn) theo tỷ lệ vốn góp của họ.

Vốn đầu tư công

Vốn đầu tư công là gì?

Điều 4 Luật Đầu tư Công năm 2013 định nghĩa về hoạt động đầu tư công như sau: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.” Như vậy, ta có thể định nghĩa vốn đầu tư công là nguồn vốn do Nhà nước sử dụng tiền của Nhà nước để đầu tư vào các dự án cần thiết phục vụ đời sống của nhân dân và sự phát triển của cộng đồng.

Nguồn vốn đầu tư công

Vốn đầu tư công là do Nhà nước bỏ ra, vậy có phải nguồn vốn của nó là ngân sách Nhà nước không?

vốn đầu tư
Kiểm soát chi phí doanh nghiệp

Trên thực tế, có 5 loại nguồn vốn đầu tư công:

  • Vốn ngân sách nhà nước 

Vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động đầu tư công ở các bộ ngành, địa phương, được dùng để xây dựng các công trình công như hạ tầng kinh tế – xã hội. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn không hoàn lại, không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm. Vì vậy, vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước có mục đích chính là  thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế nhà nước chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận. 

  • Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ 

Vốn đầu tư từ các chương trình hỗ trợ là nguồn vốn đầu tư của các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia được quyết định bởi chính phủ nhà nước. 

  • Vốn tín dụng đầu tư 

Vốn tín dụng đầu tư là một nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Vốn tín dụng là khoản tiền chính phủ cho vay với mức lãi suất bằng với nguồn vốn ODA hay vốn tự do. Vốn tín dụng này được đầu tư vào các dự án nằm trong các lĩnh vực ưu tiên của nhà nước nhằm thực hiện một số mục tiêu phát triển nhất định. 

  • Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là khoản tiền vốn giải ngân  từ ngân sách nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, cùng với các khoản thu có lợi nhuận hoặc vốn vay của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh. Phân bố và quản lý sử dụng đúng cách vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực được dùng để phát triển  kinh tế đất nước.  

  • Vốn vay trong nước và nước ngoài 

Ngoài các nguồn vốn đến từ nguồn trong nước như tín dụng đầu tư, ngân sách nhà nước, thì nguồn vốn vay từ nước ngoài và trong nước cũng rất cần thiết để thực hiện những dự án quan trọng. Nguồn vốn trong nước gồm trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ ( phiếu kho bạc, phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng, trái phiếu đầu tư,…).

Vốn đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là nguồn vốn dưới dạng tài sản hoặc tiền mặt mà nhà đầu tư của một quốc gia bỏ ra để đầu tư, thực hiện một hoặc một số hoạt động, dự án sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định và tại một, một số địa điểm cụ thể, tại một quốc gia khác dưới một hình thức đầu tư nhất định.

Cụ thể hơn, có thể hiểu vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn từ các nhà nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) của một quốc gia bỏ ra để đầu tư vào một dự án tại một quốc gia khác, từ đó tiến hành hoạt động kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Ví dụ như dự án đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng lại có vốn đầu tư từ chính phủ Mỹ hay một tổ chức phi chính phủ ở Nhật, thì nguồn vốn đó gọi là vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

vốn đầu tư

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là công ty do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư một phần vốn thành lập hoặc toàn bộ để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác.

Trên thế giới, nhiều nước không phân biệt vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Vì vậy, họ không đặt ra khái niệm với công ty có vốn đầu tư nước ngoài; họ gọi tên các công ty theo hình thức như thông thường. Ví dụ: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, …

Tại Việt Nam, Luật Đầu tư 2020 không định nghĩa cụ thể loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát ở Điều 3 Khoản 17 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Từ đó, ta có thể hiểu quy định này một cách cơ bản như sau:, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không quan trọng tỷ lệ vốn của bên nước ngoài là bao nhiêu. Có 2 loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

– Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Doanh nghiệp tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài và có cá nhân có quốc tịch nước ngoài tham gia đầu tư đầu tư bằng hình thức góp vốn thành lập hoặc mua vốn góp.

Sự khác nhau giữa vốn đầu tư và vốn điều lệ

Vốn điều lệ là thuật ngữ được dùng rất phổ biến. Bởi vậy, khi nghĩ đến vốn đầu tư, người ta chỉ nghĩ tới một loại vốn là vốn điều lệ.

Thực chất, vốn đầu tư là một thuật ngữ có khái niệm rộng hơn vốn điều lệ. Vốn đầu tư bao gồm: Vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, không thể đồng nhất vốn đầu tư với vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Do vốn đầu tư rộng  hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp, nên khi doanh nghiệp thực hiện một dự án đầu tư, doanh nghiệp có thể bỏ ra toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh bên cạnh các nguồn vốn khác.

Trong một số trường hợp, nguồn vốn đầu tư bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không có huy động từ nguồn vốn nào khác mà bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào việc thực hiện dự án đầu tư. Nhưng như vậy cùng không thể đồng nhất hai khái niệm này.

Như vậy, đây là hai khái niệm khác nhau.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments