Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpHợp đồng thương mạiNhững điều cần lưu ý về tranh chấp hợp đồng thương mại

Những điều cần lưu ý về tranh chấp hợp đồng thương mại

Tranh chấp thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.

Tranh chấp hợp đồng thương mại 

Tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

Tranh chấp hợp đồng thương mại (hay nói ngắn gọn là tranh chấp thương mại) được hiểu là những tranh chấp phát sinh do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng trong quá trình hoạt động thương mại.

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại thực chất là tranh chấp hợp đồng. Đây là các tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

tranh chấp hợp đồng thương mại

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng thương mại

Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác  (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại).

Thứ hai, về chủ thể tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại cụ thể. Có mối quan hệ thương mại phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ thương mại có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân, tổ chức không phải là thương nhân. Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về một loại tranh chấp  không diễn ra giữa các thương nhân với nhau. 

Thứ ba, về nội dung của tranh chấp thương mại.

Tranh chấp thương mại chính là sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền mà nghĩa vụ (về lợi ích vật chất) của các bên trong hoạt động thương mại. Nói cách khác, tranh chấp thương mại có nội dung liên quan đến lợi ích vật chất của các tranh chấp. Lợi ích vật chất đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp thương mại. Và nếu so với các tranh chấp khác trong xã hội thì tranh chấp thương mại thường là loại tranh chấp có giá trị lớn.

Các phương thức giải quyết tranh chấp 

Hòa giải thương mại là phương thức có nhiều ưu điểm trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, phương thức này hiện vẫn chưa được sử dụng rộng rãi vì phần lớn cá nhân, tổ chức chưa hiểu hết những quy định của pháp luật, những điểm lợi từ hòa giải thương mại mang lại.

tranh chấp hợp đồng thương mại

Để giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, thông thường có 4 phương thức để các bên có thể lựa chọn:

  • Thương lượng giữa các bên;
  • Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;
  • Giải quyết tại Trọng tài thương mại;
  • Giải quyết tại Tòa án.

Mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong bài viết này tác giả xin phép chỉ đề cập đến phương thức hòa giải.

Đối với phương thức hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án, đây là hoạt động được thực hiện một cách chủ động bởi các chủ thể tiến hành tố tụng theo trình tự, thủ tục pháp luật về tố tụng dân sự. Còn bài viết này chỉ tập trung đi vào phương thức hòa giải được thực hiện một cách chủ động bởi các bên tranh chấp, đó là hòa giải theo thỏa thuận của các bên – một phương pháp mang lại nhiều ưu điểm khi giải quyết tranh chấp thương mại.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments