Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Bạn có chắc mình đã hiểu đúng và tính đúng thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là loại thuế mà bạn phải quan tâm khi bước chân vào kinh doanh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp( tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào?
Thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất là hai căn cứ chính để chúng ta tính được thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kỳ tính thuế sẽ được xác định theo năm dương lịch hoặc theo năm tài chính. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại thông tư 95/2015/TT-BTC như sau:
Thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN= Thuế TNDN phải nộp Thu nhập để tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
TNCT – ( thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)= Thu nhập tính thuế
TNCT = (doanh thu – chi phí được trừ) + các khoản thu nhập khác.
Trong đó TNCT là thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động sản xuất nêu doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh.
Văn bản pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Sau đây là một số văn bản pháp luật quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp mà các bạn có thể tìm hiểu.
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ …
- Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ …
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào?
Công thức xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN nếu có) x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều kiện để các khoản chi được trừ
Về bản chất: Điểm a khoản 1 điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Khoản chi thực tế
Các khoản chi phải dựa trên các hoạt động hoặc sự kiện có thật mà không có sự can thiệp trái pháp luật như làm giả hóa đơn, chứng từ,…
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh có những phát sinh liên quan
Lưu ý ở đây doanh nghiệp cần làm rõ tính liên quan dựa vào yêu cầu cầu của điều 6 về Các khoản được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thông tư 96/2015/TT-BTC. Bởi cho dù nếu các khoản chi thực tế nhưng không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũng sẽ không được coi là chi phí:
- Khoản chi trực tiếp : chi phí trực tiếp lên hoạt động sản xuất hay cụ thể là sản phẩm.
- Trường hợp còn lại cần xem xét có phải là khoản chi gián tiếp không.
Về hình thức:Pháp luật quy định như sau:
- Có đầy đủ hóa đơn cho khoản chi.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên
Thu nhập được miễn thuế
Sau đây là 12 khoản được miễn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành:
1. Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi,..
2. Thu nhập từ các hoạt động thực hiện dịch vụ kĩ thuật phục vụ trong nông nghiệp.
3. Thu nhập từ các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển.
Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới .Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV .
5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS.
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế TNDN theo quy định.
9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội,..
10. Phần thu nhập không chia
11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
12. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Hiểu gì về chuyển lỗ
Trong kinh doanh hầu như doanh nghiệp nào cũng có thời điểm mắc thua lỗ. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có quyền chuyển lỗ. Lồ có thể được chuyển vào năm sau và được trừ vào thu nhập tính thuế. Kể từ năm phát sinh lỗ thì pháp luật quy định doanh nghiệp được chuyển lỗ trong vòng 5 năm.
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
– Nhà nước đưa ra bất kỳ một loại thuế nào thì đều có lý do xác đáng cả. Nhờ vào thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nhà nước có thể thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
– Một vai trò không thể thiếu của thu nhập doanh nghiệp vì đây là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước.
– Bên cạnh đó nó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn trong hiện tại và tương lai.
– Cuối cùng thì đây là công cụ quan trọng để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập này.
Xem thêm tại đây:các loại thuế cần phải nộp
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.