Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeTài chính - ThuếThuếThuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Những điều cần biết

Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Những điều cần biết

Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay của nước ta hiện nay diễn ra vô cùng năng động với đa dạng sản phẩm hàng hóa. Chính vì vậy những vấn đề liên quan đến thuế xuất nhập khẩu lại được rất nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp quan tâm. Vậy pháp luật quy định mức thuế xuất nhập khẩu hiện nay như thế nào?

Khái niệm thuế xuất nhập khẩu

Thuế nhập khẩu

Có thể hiểu thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia, vùng lãnh thổ đánh vào mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi các phương tiện vận chuyển (tàu thủy, máy bay,…) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới trên bộ) thì công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hàng nhập khẩu

Thuế xuất khẩu

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng trong nước mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Loại thuế naft nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, ,….Ví dụ thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước.

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu

Về căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu có thể được xác định bằng 3 phương pháp đó là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế hỗn hợp, phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Tính thuế nhập khẩu
Tính thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu sử dụng thuế suất theo tỷ lệ tỷ lệ %, mức tuyệt đối, tùy theo từng mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó còn phân biệt theo khu vực thị trường với mục đích nhằm thực hiện chính sách thương mại của Nhà nước. Bao gồm:

  • Thuế suất ưu đãi:

Là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ nước có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.

  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ quốc gia mà giữa Việt Nam và quốc gia đó đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp ưu đãi đặc biệt khác, được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định.

  • Thuế suất thông thường: 

Là thuế suất áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc, xuất xứ từ quốc gia không có thỏa thuận với Việt Nam về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại.

Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

Biểu thuế nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam hiện nay được chia thành 97 chương với 1.242 nhóm hàng bao gồm 19 mức thuế suất từ 0 đến 120%.

Thời điểm tính thuế

Dựa trên căn cứ tại Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định: “Thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan”. Theo đó, Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Cơ quan thuế phải thông báo chính thức cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp trong vòng 8 giờ kể từ khi đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu.

Thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu
Thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu

Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế được quy định như sau:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch:

+ Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức về số thuế phải nộp từ cơ quan thuế là 15 ngày.

+ Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được tính trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức về số thuế phải nộp.

+ Đối với hàng tạm xuất, tái nhập, hàng tạm nhập tái xuất kể từ ngày hết thời hạn tạm xuất – tái nhập hoặc tạm nhập tái xuất là 15 ngày.

– Đối với các loại hàng hóa là nguyên liệu, máy móc, thiết bị hay phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản xuất là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức về số thuế phải nộp

– Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày.

– Đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu phi mậu dịch và tiểu ngạch thì phải nộp thuế ngay khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu được hiểu là số thuế doanh nghiệp nhập khẩu phải trả tính trên giá trị hàng hóa nhập khẩu gồm có thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

– Đối tượng chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu

  • Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa.
  • Trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu là cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến nhập khẩu.

– Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định cụ thể như sau: (Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành).

  • Thuế giá trị gia tăng = [Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có) + Thuế TTĐB (nếu có)] x % Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu (4 loại không chịu thuế, 0%, 5%, 10%).
  • Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu: 

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm

Cách hạch toán thuế nhập khẩu

Tính trị giá lô hàng NK = số lượng lô hàng x đơn giá (USD) x tỷ giá (tại thời điểm NK)

– Cách tính thuế NK = Trị giá lô hàng nhập khẩu  x  % thuế NK (0%, 5%, 10%, 15%, 20%…) tùy thuộc vào từng mặt hàng nhập khẩu cụ thể do Chính phủ quy định.

– Cách tính thuế TTĐB = (Trị giá lô hàng NK + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế TTĐB.

– Cách tính Thuế giá trị gia tăng hàng NK = [Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có) + Thuế TTĐB (nếu có)] x % Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu (4 loại không chịu thuế, 0%, 5%, 10%).

Trường hợp 1: Nhập khẩu hàng hóa, vật tư, TSCĐ

– Kế toán hạch toán như sau:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211,…(giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phí phải nộp vào  ngân sách Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,…

– Phản ánh số thuế giá trị gia tăng hàng NK phải nộp

  • Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng NK phải nộp được khấu trừ, ghi như sau:

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312)

  • Trường hợp thuế giá trị gia tăng hàng NK phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211,…

Có TK 3331 – (33312) Thuế giá trị gia tăng hàng NK phải nộp

  • Khi thực nộp thuế giá trị gia tăng hàng NK vào ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3331 – (33312) Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có các TK 111, 112,…

Trường hợp 2: Nhập khẩu ủy thác ( được áp dụng ở phía bên giao ủy thác)

  • Bên giao ủy thác tiến hành ghi nhận số thuế NK phải nộp khi nhận được từ bên ủy thác về thông báo về nghĩa vụ nộp thuế NK.

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 3331 – (33312) Thuế GTGT phải nộp 

  • Khi nhận được chứng từ của giấy nộp thuế vào ngân sách nhà nước từ bên giao ủy thác, bên nhận ủy thác tiến hành phản ánh giảm số thuế GTGT khâu NK cần phải nộp:

Nợ TK 3331 – (33312) Thuế GTGT phải nộp 

Nếu bên nhận ủy thác được nhận tiền ngay: Có các TK 111, 112

Nếu chưa thanh toán tiền thuế GTGT hàng NK: Có TK 3388 – Phải trả khác

Nếu đã ứng trước số thuế cho bên NK: Có TK 138 – Phải thu khác

Cách hạch toán thuế nhập khẩu
Cách hạch toán thuế nhập khẩu

Sơ lược biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất

Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất đã tích hợp và cập nhật:

1.Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam (Thông tư 65/2017/TT-BTC).

2 Có tất cả 25 biểu thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu thông thường, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt và biểu thuế bảo vệ môi trường, 3 biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.

3. Có tất cả 82 loại chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu áp dụng đối với 8.289/10813 mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành.

4.Các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt kèm theo các quy tắc mặt hàng cụ thể

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu với những quy định liên quan mà bạn cần nắm rõ. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích để bạn mở rộng kiến thức về các loại thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay.

Xem thêm: gửi hàng hóa từ Mỹ về có phải chịu thuế nhập khẩu?

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments