Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhThủ tục xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa

Xuất nhập khẩu nói theo cách hiểu bình thường thì nó chính là hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động nhập xuất và chuyển khẩu hàng hóa. Đây là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên giao thương tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hóa thương mại. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành. Và chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về xuất nhập khẩu nhé!

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Thứ nhất, xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, di chuyển hàng hóa của một quá trình sản xuất mở rộng, với mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất phát triển lớn mạnh sẽ phụ thuộc vào hoạt động sản xuất này. 

Kinh doanh xuất khẩu chính là hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Hoạt động này vẫn được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. 

Theo Điều 28, khoản 1 Luật Thương Mại 2005: “ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng”. 

Thứ hai, nhập khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh mua bán trên thị trường quốc tế, quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ môi giới. Đây không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức trong và ngoài. 

Kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành nghề trọng điểm của mỗi nước mà sản xuất trong nước chưa đảm bảo đủ vật tư, thiết bị kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác lợi thế của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa trong phân công lao động quốc tế, kết hợp đồng điệu và có hiệu quả cao giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa

thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Quy trình xuất khẩu bao gồm rất nhiều bước và rắc rối nhưng giữa chúng có mối qua hệ mật thiết với nhau, vậy nên bạn cần phải nắm thật rõ để tránh sai sót đáng tiếc trong quá trình thực hiện giao thương. Hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết để nắm kĩ nhé!

  1. Đàm phán và ký kết hợp đồng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình xuất khẩu hàng hóa cũng chính là phần quan trọng nhất. Và nó cũng là bước quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bạn phải tiến hành thủ tục đàm phán với khách hàng và cuối cùng là tiến đến việc ký hợp đồng ngoại thương cho việc xuất khẩu hàng hóa của công ty bạn. 

  1. Xin giấy phép xuất khẩu

Với mỗi công ty, khi muốn xuất khẩu hàng hóa, cần phải có giấy phép xuất khẩu.Trong trường hợp công ty, doanh nghiệp của bạn chưa có giấy phép, phải tiến hành xin một lần để sử dụng về sau. 

  1. Đặt booking và lấy container

Nếu lô hàng của doanh nghiệp bạn được bán theo tiêu chuẩn CIF thì bạn phải liên hệ với hãng tàu hoặc FWD để tìm được giá tàu tốt cho việc vận chuyển lô hàng. Trong trường hợp bạn bán theo FOB bạn không cần phải liên hệ tàu đặt booking. 

  1. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất 

Sau khi khách hàng đồng ý về hóa đơn bạn cần lên kế hoạch để sản xuất hàng hóa nhằm bảo đảm về số lượng và chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng. Tiếp theo trong quy trình xuất khẩu hàng hóa sau khi đã có booking là lên kế hoạch lấy container để đóng hàng và kiểm tra hàng lần 2 trước khi niêm seal. 

  1. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở

Bao gồm 2 giai đoạn: Đóng gói hàng tại kho và đóng hàng tại cảng. 

Trong giai đoạn đóng hàng tại kho, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp  với bộ phận kĩ thuật, công nhân tại nhà máy để đóng hàng hóa, bạn phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo yêu cầu của khách hàng. 

Trong giai đoạn đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Thông thường, khi đóng hàng tại cảng, sẽ phải thuê công nhân đóng hàng của càng. 

  1. Mua bảo hiểm lô hàng

Hãy liên hệ với những công ty bảo hiểm uy tín để mua bảo hiểm cho lô hàng của bạn. Hạn mức của bảo hiểm sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào giá trị hàng hóa. Đối với các loại hàng hóa thông thường mức mua bảo hiểm sẽ 2% trên tổng giá trị đơn hàng. Trong trường hợp lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì sẽ không cần mua bảo hiểm. 

  1. Làm thủ tục hải quan

Đây là một bước cũng quan trọng không kém trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng lệ phí,lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan. 

  1. Giao hàng cho tàu

Công việc sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng là bạn phải cung cấp chi tiết hóa đơn để hãng tàu làm vận đơn. Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất. Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển, có thể là bil gốc hoặc surrendered bill. 

  1. Thanh toán tiền hàng

Đã đến bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh toán tiền hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhân xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận khử trùng.  

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

thủ tục xuất khẩu hàng hóa
dịch vụ xuất nhập khẩu
  1. Đặt lịch tàu 
  2. Kiểm tra và xác nhận booking
  3. Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu
  4. Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng
  5. Nhà nhập khẩu nhận được thông báo
  6. Đăng kí các chứng nhận liên quan đến lô hàng 
  7. Khai báo hải quan hàng nhập
  8. Mở và thông quan tờ khai
  9. Thanh lý tờ khai
  10. Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho
  11. Rút hàng và trả xe rỗng
  12. Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không

  1. Ký kết hợp đồng ngọai thương
  2. Xin giấy phép nhập khẩu
  3. Thanh toán tiền hàng
  4. Xác nhận đơn hàng và kiểm tra chứng từ người bán
  5. Hãng hàng không chuyển hàng về Việt Nam
  6. Làm thủ tục hải quan hàng nhập đường hàng không
  7. Chuyển hàng về kho – hoàn tất quy trình làm hàng nhập

Thông quan hàng hóa 

thủ tục xuất khẩu hàng hóa

Thông quan hàng hóa là gì ?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014, thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

Theo Điều 37 Luật Hải quan, Điều 34 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:

1. Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan khi được xác định:

a) Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hoặc

b) Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan mà chưa nộp, hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.

3. Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đồng ý cho gia hạn thời gian nộp bản chính theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

4. Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định và có một trong các chứng từ dưới đây:

a) Giấy thông báo miễn kiểm tra.

b) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.

c) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.

Thời gian thông quan hàng hóa

Thời gian trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 27,17 giờ, giảm 20,83 giờ; thời gian trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 27,63 giờ, giảm 28,05 giờ so với kết quả năm 2019.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments