Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpHướng dẫn về thủ tục phá sản doanh nghiệp

Hướng dẫn về thủ tục phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản doanh nghiệp được tiến hành khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Phá sản là gì?

Theo nguồn từ Wikipedia thì Phá sản (trong tiếng anh: Bankrupt, Bankruptcy) đây là tình trạng một công ty hay xí nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, có thể là tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.

Tại Việt Nam phá sản được định nghĩa trong Luật Phá Sản 2014 là:” Phá sản đó là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Điều kiện phá sản doanh nghiệp

Để đủ điều kiện được công nhận là phá sản,thì doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện như sau:

– Thứ nhất là Mất khả năng thanh toán;

– Thứ hai là Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Trong đó thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là những doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn là 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ bao gồm 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Không có bất cứ tài sản nào để thanh toán các khoản nợ;

Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thực hiện thanh toán các khoản nợ.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Xem thêm: Phá sản

Các bước tiến hành phá sản doanh nghiệp

Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước như sau:

Bước 1: là Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền.

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chứ không phaiar ai nộp cũng được chấp nhận.

Bước 2: Tòa án nhận đơn yêu cầu

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án xem xét đơn, nếu đơn đã hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Nếu đơn chưa được hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, hoặc bổ sung đơn.

Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án sẽ trả lại đơn.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được các biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản hợp pháp.

Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: là Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thì Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.

Trong suốt quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản,Người ta có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; hoặc tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…

Đặc biệt là sẽ thực hiện kiểm kê lại tài sản, lập danh sách các chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Sẽ Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Trong Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ sẽ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ của doanh nghiệp phá sản tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng điều kiện trên sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

Tại Hội nghị chủ nợ thì chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

– Có thể Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

– Đề nghị áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;

– Và đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Bước Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thể thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc đã hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp đó phá sản.

Bước 7: là thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

– Sẽ tiến hành Thanh lý tài sản phá sản;

– Và Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp

Một số ví dụ về doanh nghiệp bị phá sản ở Việt Nam

Thủ tục phá sản doanh nghiệp

Một số ví dụ tại Việt Nam Cty TNHH Song Thuận, cty TNHH 1 TV đóng tàu Song Hà.

Còn ở nước ngoài

Thành lập năm 1985, Enron là một trong những công ty mua bán và cung cấp nhiên liệu lớn và có tầm ảnh hưởng, doanh nghiệp Enron gặp vấn đề về tài chính và đã che dấu điều này bằng những chiêu thức kế toán rất tinh vi. Sau này Nhiều lãnh đạo của tập đoàn này bị cáo buộc hình sự và bị tống giam. Vụ phá sản của Enron được cho là lớn nhất từ trước đến nay khi công ty đệ đơn yêu cầu vào cuối năm 2001.

Xem thêm: Một số khái niệm liên quan đến phá sản doanh nghiệp phải biết

Tuyên bố phá sản có lợi gì?

Đương nhiên khi nhắc đến phá sản là điều mà các chủ doanh nghiệp không bao giờ muốn và lợi ích nó mang lại hầu như không có tuy nhiên đối với các chủ nợ thì là giải pháp nhằm giải thoát con nợ khỏi các khoản nợ không có khả năng chi trả và đồng thời tạo điều kiện để chủ nợ thu hồi một phần hoặc toàn bộ số nợ khó đòi. Trong  suốt quá trình thanh lý tài sản, việc trả nợ được tiến hành đối với tất cả các khoản nợ (kể cả nợ đến hạn và chưa đến hạn). Nói cách khác thì phá sản là thủ tục trả nợ tập thể Trong Thủ tục phá sản còn có sự tham gia của tổ quản lý-thanh lý tài sản và Tòa án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments