Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpCạnh tranhTất tần tần về thị trường cạnh tranh độc quyền

Tất tần tần về thị trường cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền là một trong những kiểu thị trường phổ biến nhất hiện nay, là thị trường mà chiếm một số lượng người mua và người bán rất đa dạng. Vậy thị trường cạnh tranh độc quyền là gì? Hãy cùng công ty luật TNHH Everest tìm hiểu ngay sau đây.

Thị trường cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì?

Thị trường cạnh tranh độc quyền được hiểu là cấu trúc thị trường kết hợp giữa các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Theo đó, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt nhất định về tính năng chất lượng, số lượng… Vì vậy các doanh nghiệp phải có những chính sách kiểm soát giá và định giá của các công ty đang áp dụng. Đồng thời, không có rào cản gia nhập thị trường và rút khỏi thị trường người mua và người bán có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, chính vì rào cản gia nhập thấp, các đối thủ cạnh tranh mới liên tục gia nhập thị trường để ngăn cản các công ty hiện tại tạo ra lợi nhuận siêu hơn bình thường.

Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì?
Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì?

Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền

Từ khái niệm thị trường cạnh tranh độc quyền có thể rút ra được một số đặc điểm sau đây:

– Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người mua và người bán tham gia. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm soát được chính sách giá, đưa ra các quyết định độc lập về giá cả và sản lượng, dựa trên sản phẩm, thị trường và chi phí sản xuất của mình

– Trên thị trường cạnh tranh độc quyền có sự khác biệt hóa sản phẩm. Đặc điểm này thể hiện ở việc người tiêu dùng sẽ có khả năng phân biệt sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp này so với sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Sự khác biệt của các sản phẩm này có thể là thiết kế, vật liệu, chất liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm hay nhãn hiệu thương mại…

– Trong thị trường cạnh tranh độc quyền các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp hiện tại càng tạo ra nhiều lợi nhuận siêu ngạch thì càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường. Ngược lại nếu các doanh nghiệp đang hoạt động thua lỗ thì một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn con đường rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ đó giả cả sẽ tăng lên, và các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường.

– Trong thị trường cạnh tranh độc quyền thì lợi nhuận sẽ thu hẹp khi có những doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào thị trường. Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy bất kỳ khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần. Vì vậy, trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh.

– Cạnh tranh phi giá cả: theo đó, thị trường sẽ cung cấp các sản phẩm khác nhau do đó các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Chẳng hạn như chất lượng phục vụ của nhân viên chu đáo hơn, thời gian chờ đợi ít hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố phi giá cả khác như vị trí, thương hiệu/ quảng cáo và chất lượng.

Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền
Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền

Xem thêm: Doanh nghiệp độc quyền

Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một cấu trúc thị trường xuất hiện xung quanh thế giới của chúng ta. Các loại sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp bởi mỗi bên tham gia thị trường đề được phân biệt một cách cụ thể. Theo đó, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được phân biệt theo nhiều cách như nhận diện qua thương hiệu, giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, chất lượng sản phẩm,… Dưới đây là một số ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền:

– Cửa hàng tạp hóa: Các cửa hàng tạp hóa tồn tại trong một thị trường độc quyền vì có một số lượng lớn các công ty bán nhiều loại hàng hóa giống nhau nhưng có thương hiệu và tiếp thị riêng biệt.

– Khách sạn: Mỗi công ty khách sạn cung cấp một dịch vụ tương tự nhau với sự thay đổi nhỏ về giá cả và mức chất lượng.

– Quán bar

– Quán/ chuỗi cà phê

– Trạm xăng

– Hiệu thuốc

– Nhà thuốc

– Dịch vụ giặt ủi

– Cửa hàng nội thất

– Dịch vụ taxi

Như vậy, trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về khái niệm, đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments