Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpĐầu tưVấn đề thẩm định dự án đầu tư

Vấn đề thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định đầu tư là một hoạt động quan trọng để xem xét tính khả thi của dự án và tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về hoạt động thẩm định dự án đầu tư, về nội dung, chi phí và thủ tục thẩm định dự án đầu tư.

Dự án đầu tư

Thế nào là dự án đầu tư?

Dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập, trong đó trình một cách bày đầy đủ và chi tiết các nội dung có liên quan đến hoạt động động tiến hành đầu tư nhằm khẳng định được hiệu quả của đồng vốn và sự đúng đắn của chủ trương đầu tư. Dự án đầu tư là tài liệu phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu cụ thể toàn diện về: kinh tế, thị trường, tài chính, kỹ thuật,… những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự hiệu quả và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư.

Khái niệm dự án đầu tư được quy định trong Luật đầu tư như sau: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

thẩm định dự án đầu tư

Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Về góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, lao động, vật tư để tạo ra các kết quả về tài chính và kinh tế xã hội trong về lâu dài.

Về mặt nội dung: dự án đầu tư là một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm được bố trí theo về tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai.

Ví dụ về một dự án đầu tư

Dự án xây dựng đê điều chống xâm nhập mặn ở Đà Nẵng

  • Nhân lực: chủ đầu tư, đội ngũ thi công, đội ngũ thiết kế,
  • Ban điều hành: chủ đầu tư
  • Bản mô tả: Bản vẽ yếu tố hệ thống đê xây dựng, sơ đồ quy hoạch
  • Thời gian: tháng 7 năm 2018 tới tháng 7 năm 2020
  • Chi phí dự kiến: 3,5 tỷ đồng

Thẩm định dự án đầu tư

thẩm định dự án đầu tư

Nội dung thẩm định dự án đầu tư

– Thẩm định dự án đầu tư đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:

+ Phân tích dự án đảm bảo khả năng đem lại lợi ích kinh tế và xã hội 

+ Đánh giá toàn diện về lợi ích dự án có thể mang lại, đảm bảo dự án phù hợp với quy hoạch chung.

– Thẩm định dự án đầu tư thẩm định kỹ thuật: Kiểm tra, phân tích và đánh giá  các yếu tố nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện

– Thẩm định dự án đầu tư đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án.

+ Đánh giá các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng nhằm đảm bảo sự phù hợp với dự án công trình xây dựng.

+ Sự phù hợp của dự án với quy hoạch chung, công sức khả năng hoạt động của công trình dự án.

+ Ngân sách và giá cả nguyên vật liệu.

+ Các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường khi tiến hành thi công dự án.

+ Các phương án sửa chữa, thay thế.

– Thẩm định dự án đầu tư các yếu tố đầu vào:

+ Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật liệu, khả năng dự trữ  để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư và tránh tình trạng lãng phí vốn.

+ Nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế i về: Số lượng, giá thành, chất lượng, điều kiện giao hàng, thanh toán.

– Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án:

+ Đảm bảo vị trí xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.

+ Có khả năng mở rộng phát triển, đáp ứng yêu cầu về khả năng phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường,.

+ Phù hợp với cơ sở hạng tầng kỹ thuật tại địa phương xây dựng dự án.

+ Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.

Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án:

+ Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.

+ Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, cùng trình độ vận hành, nhân công kỹ thuật.

+ Hình thức tổ chức, thực hiện, quản lý dự án. 

– Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:

+ Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.

+ Đánh giá nguồn vốn đầu tư.

+ Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.

Chi phí thẩm định dự án

Chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở được quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư số 209/2016/TT – BTC của Bộ Tài chính.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư

Thu thập các thông tin tài liệu cần thiết

Hồ sơ của đơn vị

  • Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu và giấy phép kinh doanh.
  • Tài liệu về bổ nhiệm vị trí cho kế toán trưởng và ban giám đốc.
  • Biên bản về bầu hội đồng quản trị.
  • Tài liệu báo cáo về tình trạng sản xuất kinh doanh như Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối tài chính, giấy đề nghị vay vốn.

Hồ sơ dự án đầu tư

  • Kết quả nghiên cứu về độ khả thi của dự án.
  • Các Chứng minh về kinh tế đã được cơ quan cấp cao phê duyệt.
  • Các hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bản giấy.Và các bản hợp đồng đầu vào và đầu ra.
  • Giấy tờ về cấp phép và sử dụng hay cho thuê đất.

Thu thập thêm các thông tin tài liệu khác

Việc thu thập tài liệu sự án rất quan trọng và mang ý nghĩa thuyết phục lớn trong việc thẩm định, vì vậy, ngoài các tài liệu nêu trên, doanh nghiệp nên đưa thêm các tài liệu sau:

  • Tài liệu về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội.
  • Các văn bản về pháp luật về đầu tư nước ngoài và trong nước.
  • Các tài liệu thống kê do tổng cục thống kê đưa ra.
  • Các giấy tờ liên quan tới việc phân tích thị trường trên cả nước và nước ngoài.

Xử lý và đánh giá thông tin

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá thông tin dựa trên tất cả tài liệu doanh nghiệp đưa ra. Việc đánh giá dựa vào việc xử lý và phân tích thông tin một cách kĩ càng. Điều này nhằm phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án đầu tư một cách chính xác nhất.

– Lập ra tờ trình về thẩm định dự án đầu tư

Cán bộ thẩm định sẽ lập ra tờ trình về việc thẩm định dự án đầu tư khác nhau dựa vào từng phạm vi và quy mô của dự án đầu tư được đưa ra. Tờ trình yêu cầu cần có những nội dung sau:

  • Doanh nghiệp: tính hợp pháp của doanh nghiệp và  tình hình sản xuất hiện tại.
  • Dự án: những nội dung tóm tắt và dễ hiểu nhất về dự án.
  • Lý do mà kết quả thẩm định được đưa ra.
  • Các đề xuất và phương hướng để giải quyết cho các vấn đề dự án gặp phải.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments