Thứ Bảy, Tháng Chín 23, 2023
Google search engine
HomeDoanh nghiệpCạnh tranhHiểu chi tiết về tập trung kinh tế theo quy định pháp...

Hiểu chi tiết về tập trung kinh tế theo quy định pháp luật

Tập trung kinh tế hiện nay được coi là một hoạt động phổ biến giữa các doanh nghiệp với mục đích mở rộng năng lực sản xuất và tăng cường tiềm lực kinh tế. Vậy tập trung kinh tế là gì? Trong khuôn khổ bài viết này, Công ty Luật TNHH Everest sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Tổng quan Tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế là gì?

Tập trung kinh tế được hiểu là hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Theo đó, hành vi này dẫn đến việc giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường nhằm mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường tiềm lực kinh tế và kiểm soát cao hơn về quy mô thị phần; nguồn cung hàng hóa dịch vụ;…Tập trung kinh tế có thể hình thành các doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền.

Tập trung kinh tế là gì?
Tập trung kinh tế là gì?

Các hình thức tập trung kinh tế bị cấm

Cấm tập trung kinh tế trong trường hợp nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được hưởng miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại quy định tại Điều 30 Luật cạnh tranh 2018 thì doanh nghiệp bị cấm thực hiện hoạt động tập trung kinh tế khi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động làm hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể lên thị trường. 

Đánh giá tác động của việc tập trung kinh tế

Theo quy định tại Điều 32 Luật cạnh tranh năm 2018 và Điều 16 của Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh đã nêu rõ việc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố cụ thể như sau:

Thứ nhất, Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước được đánh giá dựa trên những tiêu chí và các khía cạnh như sau:

– Khả năng phát huy, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ nguồn lực, quy mô đem lại từ địa phương, ngành nghề, lĩnh vực và xã hội do việc TTKT có thể mang lại phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

– Mức độ, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh từ đó giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.

– Thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật vì các doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế có tiềm lực tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ mà các doanh nghiệp nhỏ khó có thể thực hiện được.

Đánh giá tác động của việc tập trung kinh tế
Đánh giá tác động của việc tập trung kinh tế

Thứ hai, tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện ở việc:

– Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét dựa trên việc đánh giá các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập, mở rộng thị trường hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ do tập trung kinh tế dự kiến mang lại.

– Có khả năng tạo ra những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn hơn, có nhiều tiềm lực tài chính mạnh hơn khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động tập trung kinh tế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

– Có thể giúp các nhà đầu tư mở rộng thị trường, giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tác động này được đánh giá dựa trên hệ quả tích cực của tập trung kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế. Khi tập trung kinh tế hình thành nên những doanh nghiệp có quy mô hoạt động kinh doanh lớn hơn, tài chính mạnh hơn sẽ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường tiêu dùng quốc tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Qua những tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng có thể thấy tập trung kinh tế có thể đem đến những lợi ích nhất định và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế.

Thông báo tập trung kinh tế

Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế

Theo quy định tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

– Tổng tài sản của các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết trên thị trường Việt Nam mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT;

– Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết trên thị trường Việt Nam mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện TTKT;

– Giá trị giao dịch của TTKT từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

Thông báo TTKT
Thông báo TTKT

– Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế thì phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này;

Ngoài ra, đối với các trường hợp TTKT được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam thì ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được áp dụng theo điểm a, b hoặc d của khoản 1, điểm a, b hoặc d của khoản 2 Điều này.

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

Theo đó, khi thông báo tập trung kinh tế cho Ủy ban cạnh tranh quốc gia thì các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cụ thể như sau:

– Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định.

– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

– Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia TTKT có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật.

– Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia TTKT.

– Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia TTKT và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh.

– Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan.

– Giấy ủy quyền hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia TTKT cho đại diện thực hiện thủ tục thông báo.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments