Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpQuy trình thành lập doanh nghiệp và hồ sơ cần có để...

Quy trình thành lập doanh nghiệp và hồ sơ cần có để đăng ký

Bạn có ý định thành lập doanh nghiệp nhưng đang hoay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để tìm hiểu những thủ tục và các bước tiến hành thành lập doanh nghiệp, tránh để thiếu sót một số giấy tờ quan trọng.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

thành lập doanh nghiệp
thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp thì hồ sơ của bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau

– Đối với doanh nghiệp tư nhân: quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014

– Đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần: quy định lần lượt tại các Điều 21, 22 và 23 Luật Doanh nghiệp 2014.

Nhìn chung, để đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ như:

(i) Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định;

(ii) Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH), danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);

(iii) Giấy tờ chứng thực cá nhân/tổ chức của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập;

(iv) Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty CP).

Như vậy, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 đã có sự phân hóa về mặt loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký và được đánh giá là tương đối chặt chẽ. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ đăng ký thành lập là khác nhau. Luật Doanh nghiệp 2014 đồng thời cũng quy định rõ ràng nội dung của các loại giấy tờ như: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, danh sách thành viên và danh sách cổ đông. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và tự kê khai hồ sơ đăng ký, chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của mình khi nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

thành lập doanh nghiệp
thành lập doanh nghiệp

Một trong những điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2014 là đơn giản hóa thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định trước đây tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này cũng tương tự như việc cấp giấy khai sinh cho một đứa trẻ hoặc cấp chứng minh thư nhân dân cho công dân. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động. Quy định như Luật Doanh nghiệp 2005 đã tỏ ra không hợp lý, không có hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra khó khăn, tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư khi thành lập mới doanh nghiệp.

Do vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Quy trình thành lập doanh nghiệp

Lệ phí thành lập doanh nghiệp

thành lập doanh nghiệp
thành lập doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp cần phải đóng một số lệ phí sau:

  • Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư:  100.000đ
  • Chi phí đăng bố cáo thành lập mới doanh nghiệp: 300.000 đ
  • Chi phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ; Xem thêm quy định về con dấu doanh nghiệp
  • Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 200.000đ; (chất liệu mica, kích thước 25×35).
  • Chi phí mua chữ ký ( Token)  số gói 1 năm: 1.530.000đ
  • Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là : 1.000.000đ

Chi phí sử dụng hóa đơn

  • Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350,000 đ.
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau. Để xem cụ thể mức giá, các bạn vui lòng tham khảo Bảng giá hóa đơn điện tử

Bên cạnh đó khi thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải đóng một số loại thuế như:

  • Đóng thuế môn bài
  • Đóng thuế giá trị gia tăng
  • Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Đóng thuế bảo vệ môi trường
  • Đóng thuế xuất nhập khẩu
  • Đóng thuế sử dụng đất 

Thủ tục, các bước để thành lập doanh nghiệp

Sau đây là một số bước để bạn có thể thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết và tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp online qua cổng thông tin quốc gia

Bước 3: Sau khi nhận được biên nhận hồ sơ hợp lệ thì tiến hành nộp hồ sơ bản gốc tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh, thành phố. Trong trường hợp nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ thì tiến hành sửa chữa, bổ sung hồ sơ cho hoàn thiện và nộp lại.

Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nhìn chung quy trình thành lập công ty cũng khá là phức tạp. Tuy nhiên nếu đã có chí hướng, xác định được mục tiêu của mình thì các bạn không nên bỏ cuộc. Hãy thử thách bản thân và cho bản thân một cơ hội để thành công.

Nếu bạn còn thắc mắc hãy xem thêm tại đây: thành lập doanh nghiệp ,ai có quyền thành lập doanh nghiệp

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments