Nhà nước quản lý doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp. Vậy nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau.
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Quản lý nhà nước phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp
Nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp nhưng phải tôn trọng quy luật hoạt động của thị trường. Tạo ra môi trường pháp lý, hướng dẫn điều tiết và xử lý vi phạm là chức năng chính của quản lý nhà nước. Bên cạnh đó quản lý nhưng phải đồng thời tôn trọng doanh nghiệp tạo khả năng tự điều chỉnh của thị trường và không làm mất chức năng của doanh nghiệp.
– Sự quản lý của nhà nước trong khi giao dịch góp phần phát huy cơ chế tự kiểm tra giữa các chủ thể và cơ chế tự kiểm soát của chính bản thân doanh nghiệp.
– Trong quá trình quản lý doanh nghiệp của nhà nước luôn sẵn sàng hỗ trợ và tháo gỡ mọi khó khăn cho doanh nghiệp, chế tài chỉ là việc bất đắc dĩ.
– Công chức Nhà nước phải sâu sát cơ sở sản xuất và thị trường kinh doanh, chịu khó tiếp thu ý kiến, kịp thời nghiên cứu, nhanh chóng đề xuất với Nhà nước để ban hành kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.
Việc quản lý là cần thiết nhưng chỉ nên quản lý vừa phải về một số mặt, chỉ nên quản lý những nội dung một cách vừa phải về những vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, tài chính,.. các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước và trách nhiệm đối với các doanh nghiệp khác, trong sự tuân thủ pháp luật.
Nhà nước sẽ quản lý doanh nghiệp bằng cách yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tài chính theo hàng tháng, hàng quý. Việc đổi mới tổ chức quản lý sẽ chỉ mang lại hiệu quả nếu như công tác quản lý có được năng lực vận hành các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc quản lý tài chính và hạch toán thực sự.
Các doanh nghiệp ít nhất phải tuân thủ nghiêm túc theo các tiêu chuẩn tài chính kế toán và thống kê, mặt khác Nhà nước cũng cần có những thông tin bổ sung để tiến hành kiểm tra. Một doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ không đủ khả năng quản lý các hoạt động kinh tế hiệu quả nếu như không thể làm rõ các số liệu nêu trên. Chính phủ phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính trong quản lý kinh tế một cách đồng bộ trên cả 3 mặt thể chế – bộ máy – công chức (con người).
Xây dựng chỉ tiêu vận hành hoạt động doanh nghiệp
Chỉ tiêu vận hành hoạt động doanh nghiệp dựa trên hệ thống đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhà nước phải đảm bảo có được nguồn thông tin đáng tin cậy, kịp thời theo mẫu tiêu chuẩn hóa, các tiêu chuẩn đánh giá khách quan, soạn thảo đầy đủ các quyết định liên quan đến vấn đề mới phát sinh, một chương trình đẩy mạnh quản lý.
Cần phát triển luồng thông tin vận hành với hệ thống các số liệu kịp thời và chính xác theo một mẫu thuận lợi sử dụng cho các cơ quan kiểm tra của Nhà nước, đồng thời phải áp dụng các cách tính toán, phải đào tạo đội ngũ kế toán và cán bộ thanh tra.
Muốn những chỉ tiêu này là tín hiệu thông tin rõ ràng, thì chỉ tiêu phải ít, không trùng lắp, và có thể tính toán được. Trong đó lợi nhuận là chỉ tiêu hùng hồn để xác định hiệu quả hoạt động, để phán đoán chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, Nhà nước nên quản lý thông qua việc tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp trong một trật tự ổn định. Nếu Nhà nước quá chú trọng đến mục tiêu quản lý bằng sự kiểm soát và can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, thì sẽ là hành vi cản trở.
Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật thì nhà nước quy định các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như sau:
1. Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế – xã hội.
3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
5. Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến quản lý nhà nước mà bên công ty luật chúng tôi tìm hiểu được. Mong rằng nó sẽ bổ ích cho mọi người, bên cạnh đó mọi người còn có thể tham khảo một số nội dung khác trên trang web của chúng tôi.
Xem thêm tại đây:quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định thế nào