Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpĐầu tưNhững điều cần nắm bắt về nhà đầu tư

Những điều cần nắm bắt về nhà đầu tư

Trong hoạt động kinh doanh không thể thiếu bóng dáng của các nhà đầu tư. Vậy nhà đầu tư là gì, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào, cách thức kêu gọi đầu tư ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Khoản 13, Luật đầu tư 2020 thì nhà đầu tư  là cá nhân, tổ chức có hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,  nhà đầu tư trong nước, và nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó:

– Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. 

– Nhà đầu tư trong nước là tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và cá nhân có quốc tịch Việt Nam..

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Nhà đầu tư
Nhà đầu tư được quy định như thế nào?

Hiện nay có ba loại nhà đầu tư là: Nhà đầu tư trong nước; Nhà đầu tư nước ngoài; Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân loại có ý nghĩa quan trọng để xác định điều kiện và thủ tục đầu tư đối với từng đối tượng. Mặc dù có ba loại nhà đầu tư, nhưng các điều kiện và thủ tục đầu tư chỉ có hai loại là: thủ tục áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng một trong hai loại thủ tục kể trên tùy vào từng trường hợp. 

Thế nào là một nhà đầu tư thông minh?

Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư có thể mang lại “lãi suất kép” trong thời gian dài hạn chứ không phải là đầu tư ngắn hạn với số vốn lớn để mang lại lợi nhuận lớn. Đây là cách đầu tư mang lợi nhuận lâu dài.

Nhiều người cho rằng nhà đầu tư thông minh sẽ mất rất nhiều vốn và thời gian kèm mức rủi ro lớn. Thực chất nhà đầu tư thông minh không như bạn nghĩ nhưng nó đòi hỏi bạn cần phải có nhiều yếu tố.

Đầu tiên, nhà đầu tư thông minh cần biến nguồn vốn của mình thành “lãi suất kép”. Để có được nguồn vốn lãi suất kép này bạn cần phải nhẫn nại để tiết kiệm tiền bạc, hơn nữa cần có sự thông minh để phân tích được những việc mình đang làm. Và bạn cũng cần có chút kiến thức chuyên môn để tính toán được những gì sẽ đến với mình và đặc biệt bạn phải áp dụng thời gian cơ hội vào trong đầu tư.

Thứ hai, nhà đầu tư thông minh phải biết hy sinh những thú vui nhất thời để không tiêu tiền hoang phí mà phải tiết kiệm lại để có thể đầu tư liên tiếp. Đồng thời nhà đầu tư này phải học cách đối diện với rủi ro trong đầu tư và nhàm chán khi chờ đợi kết quả. Phải nói là sự chờ đợi này có thể kéo dài đến vài năm hoặc gần chục năm tiền mới bắt đầu sinh sôi.

Thứ ba, nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư biết khả năng của mình, nếu không có kiến thức hãy hợp tác để cùng đầu tư. Nhà đầu tư sẽ hợp tác cùng một đơn vị đầu tư khác có chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm họ sẽ mang số vốn của bạn đi sử dụng và cho chúng sinh lời.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp là gì?

Nhà đầu tư chuyên nghiệp là nhà đầu tư có trình độ am hiểu nhất định về một hoặc một số chuyên môn như tài chính, kế toán và đầu tư, hoặc có bằng cấp về các lĩnh vực đó, hoặc có kinh nghiệm đầu tư nhất định, các nhà đầu tư này thường là tổ chức hơn là cá nhân.

Các nhà đầu tư

Các nhà đầu tư

Nhà đầu tư cá nhân

Nhà đầu tư cá nhân, như tên gọi, là cá nhân có hoạt động đầu tư kinh doanh, thường là một nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư này thực hiện hoạt động đầu tư thông qua các công ty môi giới trực tuyến hoặc truyền thống. Các nhà đầu tư cá nhân có thể mua chứng khoán cho tài khoản cá nhân của họ và thường giao dịch với số lượng nhỏ hơn nhiều so với các nhà đầu tư là tổ chức.

Nhà đầu tư cá nhân có đặc điểm như sau:

– Các nhà đầu tư cá nhân là thường là những nhà đầu tư không chuyên nghiệp và số vốn đầu tư thường là số tiền nhỏ hơn đáng kể so với các nhà đầu tư là tổ chức

– Vì vậy, các giao dịch của nhà đầu tư cá nhân thường nhỏ nên các nhà đầu tư có thể phải trả phí cao hơn và hoa hồng cao hơn cho bên môi giới (Cũng có một số nhà môi giới miễn phí cho nhà đầu tư cá nhân bằng hình thức trực tuyến)

– Thị trường đầu tư của nhà đầu tư cá nhân rất rộng vì nó bao gồm nhiều thành phần như các các công ty môi giới, giao dịch trực tuyến và nhà cố vấn đầu tư

– Các nhà đầu tư cá nhân thường thực hiện giao dịch mua và bán  trái phiếu và cổ phiếu và có xu hướng đầu tư số tiền nhỏ hơn đáng kể so với các nhà đầu tư là tổ chức lớn. Họ thường đầu tư vào của các công ty nhỏ và vừa vì có mức giá thấp hơn, như vậy nhà đầu tư cá nhân có thể mua nhiều chứng khoán khác nhau với số lượng cổ phiếu thích hợp để có thể đầu tư đa dạng..

Nhà đầu tư trong nước

Điều 3 Khoản 20 Luật đầu tư năm 2020 định nghĩa về nhà đầu tư trong nước như sau:

“20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, nhà đầu tư trong nước trước hết phải là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài làm thành viên hội đồng hoặc cổ đông. Việc thực hiện hoạt động đầu tư của những chủ thể này trên lãnh thổ Việt Nam này không dẫn đến sự dịch chuyển về tài sản, vốn hay ngoại tệ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia ban đầu. Nhờ vậy, việc quản lý và giám sát đối với các nhà đầu tư này trong việc thực hiện dự án đầu tư có thể diễn ra một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, quan hệ đầu tư của họ hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Việt Nam do các nhà đầu tư trong nước là nhà đầu tư có quốc tịch Việt Nam và được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các văn bản pháp luật về đầu tư và văn bản pháp luật khác có liên quan.

Nhà đầu tư nước ngoài

Điều 3 Khoản 19 Luật đầu tư 2020 định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài như sau:

“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Như vậy, Nhà đầu tư nước ngoài là các cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài. Khác với các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang theo vốn và tài sản của mình từ quốc gia khác khi tới Việt Nam. Điều này sẽ tạo nguồn ngoại tệ được đưa vào Việt Nam, nhưng có thể cũng tạo ra những rủi ro về mặt pháp lý mà Việt Nam là quốc gia tiếp nhận đầu tư cần phải đối mặt. Các nhà đầu tư nước ngoài thông thường không tuân theo pháp luật Việt Nam mà tuân thủ những quy định pháp luật của quốc gia quốc tịch vì đó cũng là những hệ thống pháp luật thân thuộc với hợp nhất. Vì vậy khi đầu tư tại Việt Nam, việc họ bị lạ lẫm với những nguyên tắc và quy định của pháp luật Việt Nam là hết sức dễ hiểu. Tuy nhiên, họ vẫn bắt buộc phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, những đối tượng này đòi hỏi pháp luật cần có những quy định mang tính chất cụ thể hơn để kiểm soát cách thức sử dụng nguồn vốn cũng như tính hợp lý của dự án đầu tư. Đồng thời cũng cần có những biện pháp để hài hòa, nhất thể hóa pháp luật, hạn chế những xung đột pháp luật gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình triển khai dự án.

Cơ hội và cách thức tìm kiếm nhà đầu tư

nhà đầu tư
Cơ hội tìm kiếm nhà đầu tư

Tìm kiếm nhà đầu tư cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam tại thời điểm này nhìn chung có nhiều cơ hội.

Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển, hoạt động đầu tư trong nước đang diễn ra rất sôi nổi, không ít các nhà đầu tư trong nước sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào một dự án kinh doanh mới. Hơn nữa, với chính sách mở cửa và lợi thế về địa lý và con người (nhiều tài nguyên và nhân công rẻ), các nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn khổng lồ là kỹ thuật hiện đại có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam rất lớn. 

Martin Zwilling – người sáng lập và CEO của công ty Startup Professionals (Mỹ) chia sẻ về một số cách thức khởi nghiệp như sau:

1. Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình

2. Mở chiến dịch kêu gọi vốn cộng đồng

3. Vay ngân hàng

4. Tham gia các vườn ươm khởi nghiệp

5. Trao đổi với bên khác

6. Tự thân vận động

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments