Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhTổng quan về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Tổng quan về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận là con số mà mọi doanh nghiệp hướng tới trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó có hai khái niệm rất phổ biến: lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Vậy lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế là gì, có vai trò gì với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng được tính như thế nào? Sau đây hãy cùng Công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu vấn vấn đề này.

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế, ký hiệu (PAT Profit After tax) hay còn gọi là lợi nhuận ròng là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi đã trừ tổng thu với vốn bỏ ra và thuế thu nhập doanh nghiệp, hay nói cách khác, lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tương tự như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế cũng có giá trị rất quan trọng với doanh nghiệp. Bởi:

Lợi nhuận trước thuế phản ánh lợi nhuận thực chất doanh nghiệp làm ra, nhưng lợi nhuận sau thuế mới là lợi nhuận doanh nghiệp thực nhận. Vì vậy trước hết, nó là thu nhập của chủ doanh nghiệp. 

Từ đó, nó phản ánh trực tiếp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp này đang lãi hay lỗ. Không chỉ vậy, việc so sánh con số lợi nhuận sau thuế qua các năm giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hướng kinh doanh đã hiệu quả hay chưa.

Đối với các nhà đầu tư, đây cũng là số liệu giúp họ đánh giá, so sánh với các doanh nghiệp khác trên thị trường rằng đây có phải một doanh nghiệp tiềm năng hay không để họ rót vốn đầu tư.

lợi nhuận sau thuế
minh họa cho lợi nhuận gộp

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Từ khái niệm ta xây dựng được công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế TNDN

Trong đó:

Tổng doanh thu là toàn bộ các khoản thu mà doanh nghiệp thu được sau hoạt động sản xuất kinh doanh và được thể hiện trong các hóa đơn bán ra và biên lai.

Tổng chi phí: gồm chi phí cố định và chi phí phát sinh.

Thuế TNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp, là loại thuế đánh vào mức thu nhập của doanh nghiệp. Mức đánh thuế cụ thể được quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20%. Tùy thuộc vào dự án, ngành nghề kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp có thể lên tới 50%.

Ví dụ: Doanh nghiệp B có doanh thu 2,5 tỷ đồng năm 2019. Tổng chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu, phí vận chuyển, tiền thuê nhân công, thuê kho bãi,.. là 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 %.

Vậy, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp B = 2,5 tỷ đồng – 1 tỷ đồng – (20% x 2,5 tỷ đồng) = 1.450 tỷ đồng.

Trên đây là một số thông tin về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích cho hoạt động kinh doanh của mình.

Lợi nhuận trước thuế

lợi nhuận sau thuế
Bí quyết tăng doanh thu cho các doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế viết tắt là EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) là phần lợi nhuận công công ty thu về sau khi đã trừ với phần vốn bỏ ra và lãi vay (nếu có), nhưng chưa trừ đi khoản đóng thuế. Một số nơi còn gọi với tên khác là thu nhập trước thuế. Thực tế hai khái niệm này lại có phần khác nhau. Thu nhập trước thuế chỉ là doanh thu trừ đi với phần vốn bỏ ra, thực chất khoản thu của doanh nghiệp còn gồm nhiều khoản khác ngoài doanh thu, vì vậy, thu nhập trước thuế chỉ là một phần trong lợi nhuận trước thuế.

Vậy lợi nhuận trước thuế có vai trò như thế nào?

Lợi nhuận trước thuế được sử dụng trong các báo báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, thua lỗ hay có lãi của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, trước hết, lợi nhuận trước thuế không phải là con số thường được các công ty lớn tính toán, nó chỉ nằm trong quy trình kế toán. Bởi vậy, bước này luôn được áp dụng trong quy trình trình tính toán và sản xuất, giúp doanh nghiệp tránh được những phát sinh hay rủi ro không đáng có.

Thứ hai, vì lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận sau khi chỉ trừ vốn, là lợi nhuận thực chất doanh nghiệp nhận nhận được sau quá trình kinh doanh. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được mình lãi bao nhiêu, lỗ bao nhiêu.

Đối với nhà đầu tư, đây cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Bởi lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thực chất doanh nghiệp đạt được, nắm được con số này cũng đồng nghĩa nhà đầu tư nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để cân nhắc quyết định đầu tư một cách đúng đúng đắn nhất.

Công thức tính lợi nhuận trước thuế

lợi nhuận trước thuế

Dựa vào khái niệm, ta xây dựng công thức tính lợi nhuận trước thuế như sau:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó:

Tổng doanh thu là toàn bộ các khoản thu mà doanh nghiệp thu được sau hoạt động sản xuất kinh doanh và được thể hiện trong các hóa đơn bán ra và biên lai.

Chi phí cố định là chi phí đã được dự tính trước, chắc chắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty như chi phí nguyên liệu, chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí nhân công…

Chi phí phát sinh: là chi phí nằm ngoài kế hoạch dự toán, phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng thu năm 2020 là 5 tỷ đồng. Chi phí sản xuất tổng 4 tỷ đồng, chi phí vận chuyển 200 triệu đồng, chi phí phát sinh 50 triệu đồng.

Vậy, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A năm 2020 = 5 tỷ – 4 tỷ – 200 triệu – 50 triệu = 750 triệu đồng.

Như vậy, doanh nghiệp A đang làm ăn có lãi.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments