Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhLợi nhuận kinh tế. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá...

Lợi nhuận kinh tế. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư.

Trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm đầu tiên về lợi nhuận. Vậy thực chất lợi nhuận kinh tế được hiểu như thế nào, có bao nhiêu lợi nhuận và làm sao để phân biệt chúng, mối quan hệ với giá trị thặng dư ra sao?

Lợi nhuận kinh tế

Lợi nhuận kinh tế
Lợi nhuận

Lợi nhuận kinh tế là gì?

Lợi nhuận kinh tế( tiếng Anh là Economic profit) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế.

Lợi nhuận kinh tế có thể hiểu là phần tài sản mà các nhà đầu tư sẽ nhận được sau một dự án đầu tư nào đó khi mà đã trừ đi các khoản chi phí liên quan như chi phí về có hội, chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.

Đây là lợi nhuận mà doanh nghiệp còn lại sau khi cân nhắc và xem xét những dự án mới có triển vọng hơn. Tùy vào tình hình kinh doanh và mức độ đầu tư của doanh nghiệp mà giá trị này có thể nhận âm hoặc dương.

Ý nghĩa của lợi nhuận kinh tế

Lợi nhuận kinh tế giúp ta nhìn rõ hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh. Với hai thang giá trị âm và dương, đem đến nhận định chính xác về thực trạng phát triển của doanh nghiệp.

Thế nào là lợi nhuận độc quyền?

Lợi nhuận độc quyền (trong tiếng anh là monopoly profit) có thể hiểu là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được.

Lợi nhuận kinh tế
Lợi nhuận kinh tế

Lợi nhuận độc quyền hay còn được hiểu là  lợi nhuận mà tư bản độc quyền thu được trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa do các tổ chức độc quyền có địa vị chi phối nền kinh tế; là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa; Các tổ chức độc quyền sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch cao hơn lợi nhuận bình quân do quy định giá bán cao hơn giá trị và giá mua thấp hơn giá trị. Các nguồn tạo ra VNĐ QC gồm có giá trị thặng dư bóc lột được của công nhân trong các xí nghiệp độc quyền có mức bóc lột cao hơn so với các xí nghiệp không độc quyền; đó là phần bớt xén giá trị thặng dư của bọn độc quyền từ các xí nghiệp không độc quyền; phần còn lại là thu nhập của nông dân và những người sản xuất hàng hoá nhỏ khác, thậm chí cả một phần lao động cần thiết của công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa bấy giờ. Các nguồn đó của LN ĐC tạo ra cơ sở kinh tế khách quan cho sự hình thành mặt trận rộng rãi các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, trong phạm vi quốc gia và cả trên thế giới. 

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư

Lợi nhuận là gì?

Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp đó là lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp là kết quả của lợi nhuận.

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư được hiểu là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm hết.

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư

Lợi nhuận và giá trị thặng dư xét về mặt bản chất thì nó khá giống nhau nhưng xét về mặt lượng thì nó không thống nhất với nhau

Vì lợi nhuận trực tiếp có thể được tính vào trong giá cả nên lợi nhuận có thể lớn hơn hay nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư . Ví dụ:

Nếu cung = cầu thì giá cả = giá trị

Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 thì lợi nhuận (p) = giá trị thặng dư (m) = 20

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm so với giá trị, do đó theo ví dụ trên thì doanh thu chỉ là 110 và p=10, p < m

Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng so với giá trị, do đó doanh thu sẽ là 130 và p=30, p > m

Lợi nhuận che giấu giá trị thặng dư và là sự biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là sự biểu hiện của giá trị thặng dư, hay giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận

Phân biệt giữa lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán

Để phân biệt được lợi nhuận kế toán với lợi nhuận kinh tế thì trước tiên chúng ta phải hiểu được lợi nhuận kế toán là gì?

Lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kế toán

Lợi nhuận kế toán( Tiếng Anh là : “Accounting profit “) là tổng thu nhập của công ty, được tính toán theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung( GAAP). Nó bao gồm các chi phí cụ thể của hoạt động kinh doanh của công ty như chi phí hoạt động khấu hao, lãi vay và thuế.

Sau khi đã tìm hiểu về lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán, chắc chắn là chúng ta đã có thể nhận ra điểm chung trong công thức tính hai loại lợi nhuận này. Chúng đều được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Tuy nhiên trong công thức tính này chúng ta vẫn có thể nhận ra điểm khác nhau duy nhất đó là phần chi phí trừ đi được tính như thế nào. Có thể hiểu phần trừ đi của lợi nhuận kinh tế là chi phí kinh tế, còn phần trừ đi của lợi nhuận kế toán là chi phí kế toán. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, sự khác nhau trong chi phí sử dụng trong công thức tính lợi nhuận đã làm nên sự khác nhau giữa lợi nhuận kinh tế là và lợi nhuận kế toán. Chi phí kinh tế sẽ bao gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội trong đó nếu như ta xác định chi phí kinh tế theo công thứ được đề cập ở trên. Chi phí cơ hội được xác định trên cơ sở các nguồn lực khan hiếm, buộc các công ty phải đưa ra lựa chọn. Nghĩa là, để có được một lợi ích nhất định, doanh nghiệp phải thỏa hiệp hoặc hy sinh chi phí cho sự lựa chọn này.

Có thể nhận ra rằng chi phí cơ hội ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh tế. Đồng thời, lợi nhuận kế toán chỉ giúp doanh nhân đánh giá chi tiết và  hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không mang tính chất tương đối.Bên cạnh đó, sự tương phản ở đây là sự khác biệt giữa hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và các phương án tốt nhất khác mà một công ty có thể thực hiện được lợi ích kinh tế thể hiện rõ. Tiếp đó, lợi nhuận kế toán còn phản ánh một con số tuyệt đối về tổng lợi nhuận của công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Những con số từ lợi ích kinh tế lại vượt trội hơn. Lợi ích kinh tế phản ánh số lượng lợi nhuận gộp tương đối của công ty và sự khác biệt về lợi nhuận giữa các lựa chọn đầu tư. Đây có thể xem là chỉ số quan trọng thông báo tương đối về lợi ích kinh tế là sự khác biệt về kết quả giữa các quyết định, vì nó bao gồm cả chi phí cơ hội. Vì vậy, lợi nhuận kinh tế có giá trị thực tiễn càng lớn càng là cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Tham khảo thêm tại đây:Nghiên cứu trao đổi về lợi nhuận

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments