Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhLợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là một khái niệm cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào cũng phải nắm bắt được. Đây là một chỉ số mà doanh nghiệp không thể thiếu trong các văn bản báo cáo, kế hoạch kinh doanh. Quan trọng là vậy nhưng hiện nay thuật ngữ này vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Cách tính? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (Gross profit) hay còn được gọi là lãi gộp, tổng thu nhập hoặc thu nhập trước thuế. Đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như tiền vốn, dịch vụ, hay các chi phí phát sinh từ lúc sản xuất đến khi thành phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó được coi như là thước đo để đánh giá tính hiệu quả của một doanh nghiệp trong quản lý lao động và nguồn vật tư sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, để có thể đưa ra những kế hoạch, chiến lược phát triển và vận hành doanh nghiệp thì việc để ý các chỉ số liên quan đến lợi nhuận này là điều vô cùng cần thiết.

Ý nghĩa lợi nhuận gộp
Ý nghĩa lợi nhuận gộp

Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Dựa trên khái niệm của Gross profit chúng ta có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản như sau:

– Đánh giá tính hiệu quả của một doanh nghiệp trong quá trình sử dụng và quản lý lao động và vật tư của họ trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, các doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro trong kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục.

– Số liệu tính toán Lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí sẽ dao động theo mức sản lượng, chẳng hạn như:

  • Nguyên vật liệu dùng để sản xuất;
  • Lao động trực tiếp;
  • Hoa hồng cho nhân viên bán hàng; 
  • Phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng; 
  • Trang thiết bị, vật tư bao gồm cả khấu hao dựa trên thời gian sử dụng;
  • Chi phí vận chuyển;
  • Những tiện ích cho khu vực sản xuất.
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp

Cách tính lợi nhuận gộp

Đối với bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào thì việc nắm vững công thức tính lợi nhuận gộp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, đây là một chỉ số nhằm đánh giá tính hiệu quả của cả quá trình hoạt động sản, xuất kinh doanh.

Theo đó, công thức được tính như sau:

  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán (COGS)
  • Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí

Như vậy, có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Những số liệu này có thể được tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty. Ngoài ra, doanh thu thuần sẽ bằng tổng doanh thu trừ đi chiết khấu khách hàng cộng với lãi và phụ cấp.

Cách tính lợi nhuận gộp
Cách tính lợi nhuận gộp

Trong đó:

  • Giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra sản phẩm bao gồm: nguyên vật liệu, kho hàng, marketing, quản lý doanh nghiệp, nhân sự, vận chuyển,… Sự hình thành giá vốn hàng bán sẽ được phân biệt ở từng giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ việc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ chi phí như giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại,…

Với công thức trên doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được tỷ suất sinh lời là bao nhiêu, doanh thu lợi nhuận thu vào là bao nhiêu. Từ đây bạn có thể định hướng phát triển, phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý nhất.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sau khi chốt sổ thi thu về được 2.000.000.000 đồng doanh thu bán hàng.Giả sử chi phí hàng hóa bao gồm 300.000.000 đồng chi cho sản xuất sản phẩm, 500.000.000 đồng trả phí nhân công. Vậy lợi nhuận gộp sẽ là bao nhiêu?

Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp A trong trường hợp này là 2.000.000.000 – (300.000.000 + 500.000.000) =1.200.000.000 đồng.

Như vậy sau khi trừ đi chi phí hàng hóa và chi phí liên quan về lao động thì doanh nghiệp có mức lãi gộp là 1.200.000.000 đồng.

Lưu ý:

– Lợi nhuận gộp được sử dụng để tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp. Cụ thể:

Tỉ suất LN gộp (%) = LN gộp / Doanh thu

Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần:

Tỉ suất LN gộp (%) = LN gộp / Doanh thu thuần

– Không nên nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động, còn được gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT), là phần lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.

Trên đây là một số thông tin mà các doanh nghiệp, công ty cần phải biết về lợi nhuận gộp là gì. Đây sẽ là một thước đo chính xác nhất trong việc nắm bắt tình hình kinh doanh hiện tại cũng như hoạch định chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Lợi nhuận giữ lại

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments