Thứ Bảy, Tháng Chín 23, 2023
Google search engine
HomeKinh doanhKinh doanh xuất nhập khẩu thực tế hiện nay

Kinh doanh xuất nhập khẩu thực tế hiện nay

Trong điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế, việc kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước ta ngày càng phát triển. Vậy kinh doanh xuất nhập khẩu là gì, cần những điều kiện nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kinh doanh xuất nhập khẩu

kinh doanh xuất nhập khẩu

Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu

Điều kiện xuất khẩu:

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đã được nhà nước cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm các hàng hóa do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, và danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo các cam kết quốc tế;

b) Nếu hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định;

c) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải thực hiện theo lộ trình cam kết;

d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung các quyền xuất khẩu mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã được cấp phép thực hiện.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo pháp luật quy định.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo pháp luật quy định.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện để nhập khẩu :

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu phải không thuộc danh mục danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu theo các cam kết quốc tế;

b) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định; 

c) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình đã cam kết;

d) Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung quyền nhập khẩu mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã được cấp phép thực hiện.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩ có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩ có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

kinh doanh xuất nhập khẩu

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP như sau:

  • Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài:

+ Ngoại trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, cấm xuất khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan, thương nhân được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chi nhánh thương nhân được thương nhân ủy quyền được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. 

  • Trường hợp thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

+ Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành các hoạt động thương mại, phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa và các quy định khác của pháp luật liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì khi xuất khẩu, nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, và quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa đó.

Thành lập công ty kinh doanh xuất nhập khẩu

kinh doanh xuất nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh xuất nhập khẩu gồm:

  • Giấy đề nghị ĐKDN
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực
  • Giấy CMND/CCCD còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận ĐKDN và thông tin về ngành, nghề kinh doanh. Lệ phí công bố là: 100.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments