Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeKinh doanhKinh doanh lữ hành được quy định bởi pháp luật hiện hành

Kinh doanh lữ hành được quy định bởi pháp luật hiện hành

Đề đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân, các công ty du lịch lữ hành ngày càng nhiều. Vậy kinh doanh lữ hành là gì, kinh doanh lữ hành có điều kiện không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kinh doanh lữ hành

kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành là gì?

Kinh doanh lữ hành trong tiếng Anh có tên gọi là Travel Trade.

Kinh doanh lữ hành là là việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, thực hiện thiết lập các chương trình du lịch từng phần hay trọn gói, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực tiếp hay gián tiếp qua các kênh trung gian hay văn phòng đại diện của công ty, tổ chức thực hiện chương trình du lịch và hướng dẫn du lịch. 

Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa. 

Kinh doanh lữ hành nội địa là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch tại nội địa và phải đáp ứng đủ 3 điều kiện tại Luật Du lịch 2017 khoản 1 Điều 31. 

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải đáp ứng đủ 5 điều kiện tại Luật Du lịch khoản 2 Điều 31. 

Quy trình các bước kinh doanh lữ hành gồm 4 bước:

Bước 1: Sản xuất hàng hóa du lịch. (gồm soạn thảo và chuẩn bị các chương trình du lịch)

Bước 2:Tiếp thị và ký kết các hợp đồng chương trình du lịch giữa các hãng lữ hành hoặc với khách hàng.

Bước 3: Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh doanh lữ hành.

Bước 4: Thanh quyết toán hợp đồng du lịch và rút kinh nghiệm.

Vai trò của kinh doanh lữ hành

  • Vai trò đối với nhu cầu du lịch của khách du lịch:

Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách du lịch trong việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp du lịch, bố trí các tuyến du lịch cho khách du lịch khi mua chương trình du lich.

Khách du lịch sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia tổ chức du lịch của các công ty lữ hành, đem lại những chuyến du lịch bổ ích và thú vị.

Với kinh doanh lữ hành, khách du lịch được hưởng một mức giá du lịch hấp dẫn khi mua các chương trình du lịch trọn gói. Du khách sẽ chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra để tự đi du lịch.

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giúp du khách phần nào cảm nhận được sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua và thực sự tiêu dùng chương trình du lịch. Khách du lịch sẽ phần nào cảm thấy yên tâm và hài lòng khi ra quyết định.

  • Vai trò đối với cung du lịch hoặc các đơn vị cung ứng du lịch

Kinh doanh lữ hành giúp cung cấp những nguồn khách lớn ổn định và có kế hoạch.

Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương cũng như thăm dò nhu cầu du khách của các hãng du lịch lữ hành.

Các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các công ty kinh doanh lữ hành thông qua các bản hợp đồng đã được ký kết. 

Phân loại kinh doanh lữ hành

kinh doanh lữ hành
  • Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm gồm các loại kinh doanh lữ hành như: đại lý lữ hành, kinh doanh tổng hợp, kinh doanh chương trình du lịch.
  • Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động gồm các loại kinh doanh lữ hành như: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
  • Căn cứ vào quy định của Luật du lịch Việt Nam 2017 gồm có các loại kinh doanh lữ hành:

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành nội địa.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có phạm vi phục vụ là khách du lịch nội địa.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế có phạm vi phục vụ là khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

kinh doanh lữ hành

Điều kiện kinh doanh lữ hành được quy định tại Điều 31 Luật du lịch năm 2017 như sau:

Đối với dịch vụ kinh doanh lữ hành nội địa gồm các điều kiện:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Có ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về du lịch lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm các điều kiện:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Có Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của công ty phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về du lịch lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments