Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpGiám đốc là người như thế nào? Vai trò và công việc...

Giám đốc là người như thế nào? Vai trò và công việc phải đảm nhiệm

Giám đốc là chức danh cao nhất trong công ty, có nhiệm vụ điều hành và quản lý công ty. Cụ thể giám đốc có vai trò gì, nhiệm vụ như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tổng quan về giám đốc

giám đốc

Giám đốc là gì?

Giám đốc là vị trí cao nhất công ty, là vị trí ai cũng muốn được thăng tiến trong công việc. Giám đốc là hằng ngày người điều hành công việc kinh doanh của doanh nghiệp, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông thường, một doanh nghiệp sẽ có một ban giám đốc, trong ban giám đốc có nhiều giám đốc thực hiện các chức năng khác nhau, tham gia quản lý, dẫn dắt một khu vực cụ thể trong doanh nghiệp. Tùy theo lĩnh vực hoạt động và quy mô của doanh nghiệp mà có sự bổ nhiệm số lượng giám đốc trong công ty, có một số chức danh giám đốc trong các công ty tại VN như sau:

– Giám đốc quản lý:  thường do chủ tịch công ty tuyển dụng.

Giám đốc điều hành (CEO): chịu trách nhiệm giám sát các bộ phận công ty như tài chính, tiếp thị, sản xuất.

– Giám đốc không điều hành.

– Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ bộ phận tài chính của công ty.

Giám đốc tiếng anh là gì?

Giám đốc trong tiếng anh gọi là Director.

Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp

Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng đến sự thành bại kinh doanh của công ty. Theo điều tra của Bộ khoa học – công nghệ và môi trường, có gần 5000 doanh nghiệp nhà nước đang kinh doanh thua lỗ, trong đó có 2630 công ty thua lỗ nguyên nhân do giám đốc thiếu trình độ gây ra. Giám đốc có những vai trò như sau:

a) Giám đốc phải là người bao quát được khả năng của mọi người lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm có quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp .

Giám đốc là quản trị viên hàng đầu trong ba cấp quản trị doanh nghiệp, là cấp cao nhất, giám đốc có quyền ra mệnh lệnh, chỉ thị mà mọi người trong doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh. Vì vậy mỗi quyết định của giám đốc có ảnh hưởng rất lớn và trong toàn bộ phạm vi doanh nghiệp. 

b) Giám đốc có vai trò quan trọng là tổ chức bộ máy quản trị đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên để đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức, giúp doanh nghiệp hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Thăng, thưởng không đúng mức cũng sẽ gây ra sự bất bình trong bộ máy, làm ảnh hưởng xấu đến bộ máy quản trị của doanh nghiệp.

c) Về lao động: giám đốc quản lý toàn bộ lao động trong doanh nghiệp. Vai trò của giám đốc không những là chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số lượng lao động mà còn chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho lao động, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến.

d) Về tài chính: giám đốc là người quản lý tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay, giám đốc phải có trách nhiệm về đảm bảo và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại lớn hàng bạc triệu, bạc tỷ cho doanh nghiệp.

e) Giám đốc là người làm ra của cải cho doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, tố chất hàng đầu của giám đốc là  khát vọng. Vai trò của giám đốc là phải biết làm cho tiền của doanh nghiệp tăng lên, hay nói một cách khác, giám đốc phải tính được bù đắp chi phí kinh doanh và tạo lãi từ một lượng tiền nhất định.

Nói ngắn gọn, vai trò của giám đốc có thể ví công ty như một con tàu mà giám đốc là người cầm lái. Với sự chèo chống của mình, giám đốc có thể đưa con tàu công ty phát triển bền vững hay phá sản.

Quyền và nghĩa vụ của giám đốc

giám đốc

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp như sau:

  • Tổ chức thực hiện các quyết định và nghị quyết của Hội đồng thành viên;
  • Quyết định các vấn đề  hằng ngày liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành các quy chế về quản lý nội bộ của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong doanh nghiệp, trừ những chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
  • Ký kết các hợp đồng nhân danh doanh nghiệp, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị các phương án cải thiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
  • trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
  • Kiến nghị các phương án về sử dụng, phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên, cà các điều khoản trong hợp đồng lao động.

Công việc giám đốc đảm nhiệm trong doanh nghiệp

giám đốc

Với vị trí cao nhất của công ty,  giám đốc có vai trò quyết định đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc quản lý, giám sát và bao quát toàn bộ các hoạt động của toàn toàn bộ nhân viên, ban lãnh đạo các bộ phận trong doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo và gặp mặt các đối tác và khách quan trọng. Cụ thể, giám đốc có các công việc như sau:

(1) Xác định mục tiêu, hướng phát triển và sứ mệnh của doanh nghiệp

Giám đốc phải phối hợp với Ban điều hành công ty để xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành các Phòng/Ban trong doanh nghiệp để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu kinh doanh cho từng bộ phận để đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

(2) Lập kế hoạch kinh doanh và định hướng chiến lược kinh doanh chung cho công ty

Giám đốc tiến hành một số chiến lược kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận.

Giám đốc phải lên kế hoạch để thực hiện các phương án hiệu quả nhất, tối ưu chi phí và thu lợi nhuận tối đa.

Xây dựng ngân sách kinh doanh, định mức chi phí cho các dự án kinh doanh.

(3) Điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm cho doanh số, lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp 

Giám đốc có nhiệm vụ sát các dự án của doanh nghiệp và kịp thời đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn… với ban điều hành doanh nghiệp,

Xây dựng quan hệ tốt đẹp, bền vững với đối tác, khách hàng quan trọng 

(4) Lập kế hoạch kinh doanh và marketing

Xây dựng định hướng việc tổ chức và phát triển các kênh bán hàng cho doanh nghiệp.

Chỉ đạo và giám sát thường xuyên việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu marketing dài và ngắn hạn; đánh giá định kỳ các kênh marketing cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

(5) Quản lý nhân viên, phát triển nhân tài để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất

Giám đốc có trách nhiệm điều hành và quản lý đội nhóm kinh oanh  đạt hiệu quả.

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc chuyển công tác các nhân viên trong công ty (trừ những chức vụ giám đốc không phụ trách)

(6) Tham mưu, báo cáo, đề xuất tới ban giám đốc và hội đồng quản trị

Giám đốc rực tiếp lên kế hoạch, điều hành thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả kinh doanh với hội đồng quản trị. 

Làm cố vấn về các chiến lược phát triển, các kế hoạch quan trọng của doanh nghiệp.

(7) Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban

Giám đốc có trách nhiệm đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược hoặc điều chỉnh chiến lược kịp thời cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh.

theo dõi kiểm soát và đánh giá định kỳ để điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí kịp thời.

Như vậy, có thể thấy giám đốc là vị trí cao trong doanh nghiệp và có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Vị Trí giám đốc yêu cầu phải có bản lĩnh, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm sâu sắc cùng với một tinh thần kiên định để vượt qua trở ngại, khó khăn trong kinh doanh. 

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments