Trong thời đại số như hiện nay thì lĩnh vực marketing luôn là một trong những lĩnh vực được rất nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nhằm mở rộng và thu hút thị trường. Chính vì vậy, giám đốc marketing cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Vậy giám đốc marketing là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Giám đốc marketing
Giám đốc marketing là gì?
Giám đốc marketing (có tên tiếng anh là Chief Marketing Officer viết tắt là CMO) là một chức vụ quản lý cấp cao có trách nhiệm với toàn bộ các hoạt động marketing cho một công ty. Theo đó, giám đốc marketing sẽ đứng đầu việc quản lý thương hiệu, truyền thông marketing (bao gồm xúc tiến, quan hệ công chúng hay quảng cáo), nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm, quản lý kênh phân phối, giá cả và dịch vụ khách hàng. Đây là chức danh, vị trí được đánh giá là rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Vai trò giám đốc marketing trong doanh nghiệp
Có thể nói giám đốc marketing là một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Theo đó, giám đốc marketing sẽ là người đứng đầu bộ phận marketing chịu trách nhiệm xây dựng nên thương hiệu, xác định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường từ đó có những phương pháp nhằm đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị giỏi, đồng thời triển khai các chiến dịch hiệu quả. Có thể hiểu Bộ phận marketing đóng vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu, tăng thị phần và đóng góp vào tăng trưởng và lợi nhuận của công ty nói chung.
Giám đốc Marketing thường phát huy vai trò tối đa của mình chỉ có ở những công ty và tập đoàn lớn còn ở công ty vừa và nhỏ thì thường đứng đầu bộ phận sẽ là Trưởng phòng marketing. Càng ở môi trường lớn thì Giám đốc Marketing càng xuất sắc và có tầm nhìn. Theo đó, giám đốc marketing sẽ phối hợp tốt với bộ phận kinh doanh, bán hàng để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận.

Công việc của giám đốc marketing
Tùy thuộc vào từng quy mô và môi trường của công ty, doanh nghiệp cũng như lĩnh vực kinh doanh mà giám đốc marketing sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung nhất cũng là đều hướng đến việc quản lý và chịu trách nhiệm cấp cao nhất cho toàn bộ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Theo đó, nhìn chung giám đốc marketing sẽ thực hiện một số công việc như sau:
- Quản lý, giám sát bộ phận marketing.
- Đánh giá và phát triển chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và phối hợp các nỗ lực tiếp thị.
- Nghiên cứu nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ, tìm hiểu thị trường, xác định phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
- Làm việc với bộ phận bán hàng để phát triển các chiến lược giá, tối đa hóa lợi nhuận và thị phần trong khi gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Xác định khách hàng tiềm năng.

- Phát triển các chương trình khuyến mãi.
- Hiểu và phát triển ngân sách tài chính cho hoạt động marketing bao gồm chi tiêu; nghiên cứu và phát triển; dự phòng lợi tức đầu tư và lỗ lãi.
- Phát triển và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
- Xây dựng nhận thức và định vị thương hiệu.
- Chỉ đạo các dự án tiếp thị từ đầu đến cuối.
- Tổ chức hội nghị công ty, triển lãm thương mại và các sự kiện lớn.
- Giám sát chiến lược marketing trên mạng xã hội và tiếp thị nội dung.
Tố chất của người làm giám đốc marketing
Để đảm nhiệm được vị trí giám đốc marketing trong một công ty, doanh nghiệp thì người đó phải có những tố chất và kinh nghiệm nhất định dựa vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thông thường, ứng viên ứng tuyển giám đốc marketing có trình độ càng cao thì sẽ nhận được mức lương càng hấp dẫn.
– Bằng cử nhân trở lên về lĩnh vực marketing, quản trị kinh doanh hay truyền thông hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.
– Có kinh nghiệm trong marketing, từng làm trưởng nhóm, trưởng phòng marketing.
– Kinh nghiệm quản lý và phụ trách chiến dịch marketing tổng thể.
– Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và khả năng đa nhiệm.
– Có thể viết quảng cáo.
– Khả năng quản lý ngân sách dự án marketing.
– Luôn trong tình thần chủ động.
– Kỹ năng giao tiếp, viết và nói tốt
– Kinh nghiệm với các hình thức digital marketing như tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị nội dung.
– Thành thạo Microsoft Office như word, excel và các phần mềm phân tích, thống kê.
Như vậy, để trở thành giám đốc marketing là mong muốn và mục đích phấn đấu của hầu hết các nhân viên marketing. Theo đó, trên con đường trở thành người đứng đầu bộ phận marketing-một trong những bộ phận quan trọng góp phần thu hút thị trường thì bạn phải cần có một trình độ cao, kinh nghiệm làm việc lâu dài và những kỹ năng mềm tốt.

Theo đó, một giám đốc marketing tài năng nên sở hữu những phẩm chất sau:
- Khả năng quản lý dự án và quản lý nhân sự
Giám đốc marketing sẽ tiến hành giám sát bộ phận marketing và giám sát, hướng dẫn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, họ cũng là người đưa ra những quyết định tuyển dụng nhân viên trong bộ phận, tư vấn cho các thành viên trong nhóm, chỉ đạo họ thực hiện các dự án marketing. Chính vì vậy để làm tốt được nhiệm vụ này đòi hỏi người giám đốc phải có khả năng quản lý dự án hiệu quả và quản lý nhân sự hợp lý.
- Tố chất lãnh đạo, xây dựng ảnh hưởng
Để thu hút và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhằm đem về nguồn thu lợi nhuận cao thì giám đốc marketing phải là một người có tính sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Vì vậy, điều đầu tiên là bạn phải thể hiện được mình là người giao tiếp tốt, có tố chất lãnh đạo và xây dựng ảnh hưởng. Theo đó, họ không chỉ quản lý nhân sự của mình mà còn phải báo cáo với ban giám đốc, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác,… Trở thành một giám đốc marketing cũng liên quan đến việc liên tục kết nối và đại diện cho công ty.
- Phân tích dữ liệu, có tầm nhìn xa
Do đặc thù của vị trí công việc marketing nên giám đốc marketing sẽ liên tục phải phân tích các xu hướng thị trường và định vị của đối thủ cạnh tranh, xác định vị trí của thương hiệu công ty mình trên thị trường. Những bước đi đó được coi là nền tảng cho các chiến lược marketing về sau.