Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpĐầu tưDự án du lịch - cần tìm hiểu những vấn đề nào?

Dự án du lịch – cần tìm hiểu những vấn đề nào?

Việt Nam là đất nước nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đa dạng đặc sắc, đây là một lợi thế rất lớn trong phát triển dự án du lịch. Vậy dự án du lịch là gì, đầu tư ra sao, chủ trương của nhà nước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Dự án du lịch

Du lịch sinh thái là gì?

Dự án du lịch sinh thái là một hình thức du lịch thiên nhiên và những văn hóa người bản địa kết hợp với giáo dục môi trường, giúp bảo tồn và phát triển môi trường và văn hóa với sự tích cực tham gia của cộng đồng địa phương. 

Dự án du lịch sinh thái là một loại hình du lịch có  tính trách nhiệm cao với môi trường tại các khu thiên nhiên, chủ yếu là khu còn hoang sơ. 

Dự án du lịch sinh thái sinh thái để thưởng ngoạn thiên nhiên và khám phá những giá trị văn hóa của quá khứ và hiện tại. Từ đó,  thúc đẩy về các công tác và ý thức bảo tồn, ít tác động tiêu cực tới môi trường và mang lại những lợi ích liên quan tới kinh tế – xã hội cho cộng đồng địa phương.

dự án du lịch

Tiềm năng khu du lịch sinh thái

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn trong việc phát triển các khu du lịch sinh thái nhờ vào tự nhiên và văn hóa đặc sắc. Độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái Việt Nam khá cao ước tính hơn 14,000 loại thực vật và hơn 11,000 loài động vật. 

Việt Nam còn có các hệ sinh thái đa dạng như hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái san hô hay hệ sinh thái ngập mặn ven biển,… 

Bên cạnh đó, Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc và phong phú với những món nghề thủ công truyền thống độc đáo. Việt Nam có nhiều lễ hội gắn với sinh hoạt văn hóa, kết hợp với ẩm thực độc đáo và kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao.

Đầu tư dự án du lịch

dự án du lịch

Đầu tư dự án du lịch về bản chất là mối quan hệ giữa kinh tế của các hoạt động du lịch và các hiện tượng kinh tế. Các hoạt động du lịch được hình thành dựa trên sự phát triển của các sản phẩm địa phương và quá trình trao đổi mua bán hàng hóa du lịch trên thị trường.

Sự vận hành hoạt động đầu tư dự án du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên quan đến du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người đầu tư dịch vụ du lịch).

Các loại hình đầu tư du lịch

Dựa vào đặc điểm của các hoạt động du lịch có thể phân ra nhiều loại hình đầu tư dự án du lịch như sau:

  • Theo mục đích chuyến đi gồm: du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch xã hội, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, giải trí, …
  • Theo đặc điểm địa lý của các điểm du lịch gồm du lịch núi, du lịch biển, du lịch nông thôn ( đồng quê, điền dã, miệt vườn, trang trại), du lịch thành phố,…
  • Căn cứ vào nơi lưu trú gồm: du lịch ở homestay, làng du lịch, nhà trọ, khách sạn, bãi cắm trại,…
  • Theo thời gian du lịch gồm: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày.
  • Theo  hình thức tổ chức hoạt động gồm du lịch ba lô, du lịch gia đình, du lịch lữ hành,…
  • Căn cứ vào loại hợp đồng gồm du lịch từng phần và du lịch trọn gói.

Đẩy mạnh đầu tư dự án du lịch

dự án du lịch

Nhà nước có phương hướng, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư dự án du lịch:

– Phát triển đầu tư du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

Phát triển đầu tư du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

– Đầu tư dự án du lịch chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. 4. 

–  Đầu tư dự án du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 

– Phát triển triển đầu tư dự án du lịch đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Với những trọng tâm đầu tư du lịch:

– Tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm: Quy hoạch phát triển du lịch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và du lịch; Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; Các chương trình, đề án phát triển du lịch chuyên đề về thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá. 

– Tập trung huy động nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ đột phá:Về phát triển kết cấu hạ tầng: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới sân bay Long Thành, Chu Lai…; nâng cấp, mở rộng các sân bay tại các địa bàn trọng điểm và tiềm năng, trước hết tại các sân bay như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Vân Đồn…; đầu tư xây dựng một số cảng biển du lịch quốc tế và các tuyến đường bộ kết nối với các khu du lịch quốc gia; Về tạo thuận lợi cho khách du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cấp thị thực cho khách quốc tế, áp dụng chính sách thị thực điện tử với tất cả thị trường khách quốc tế; cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan tại cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển, bảo đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam; Đầu tư hình thành một số cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế; Phát triển du lịch thông minh: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch; Phát triển du lịch cộng đồng: Có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; gắn phát triển du lịch văn hóa với trải nghiệm đời sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments