Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpCạnh tranhNhững ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Những ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong kinh doanh không thể tránh khỏi phải đối mặt với các đối thủ kinh doanh. Vấn đề là bạn sẽ giải quyết đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp này như thế nào?

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Thế nào là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp?

Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp không thể nào tránh khỏi đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của mình. Vậy đối thủ cạnh tranh là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của bạn. Đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp là các cá nhân, doanh nghiệp có cùng chung khách hàng, kinh doanh cùng một lĩnh vực, sản phẩm, và có cùng một mức giá với doanh nghiệp đó. Trên thương trường không có doanh nghiệp nào là không có đối thủ cạnh tranh chỉ là nhiều hay ít, mạnh hay yếu. Khi đó doanh nghiệp của bạn cần phải tỉnh táo, chuẩn bị mọi chiến lược thích hợp để không bị đối thủ đánh bại.

đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Đặc điểm đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh được chia làm 3 loại chính:

Thứ nhất đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Thứ hai là đối thủ cạnh tranh tranh gián tiếp

Cuối cùng đó là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, tiềm năng.

Ví dụ về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Thực chất khái niệm của đối thủ cạnh tranh cũng khá đơn giản, áp dụng vào những ví dụ cụ thể trong cuộc sống ta có thể dễ dàng hiểu nó. Sau đây là một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay trên thị trường Việt Nam. Apple chính là đối thủ cạnh tranh của Samsung, các sản phẩm của hai doanh nghiệp này khá giống nhau về chức năng, giá cả và nguồn khách hàng đang hướng tới. Chính vì vậy hai bên không ngừng cạnh tranh, cho ra mắt những sản phẩm mới để thu hút khách hàng nhất là thời buổi công nghệ 4.0, các mặt hàng điện tử thông minh là luôn được ưa chuộng và săn đón. Bên cạnh đó một ví dụ khác như Vietinbank là đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng khác như Techcombank, Mbbank,.. các bên không ngừng đưa ra các ưu đãi cho khách hàng, giảm lãi suất,.. để khách hàng tin tưởng sử dụng.

Ảnh hưởng đến từ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Không hẳn đối thủ cạnh tranh luôn ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp,  trong một số trường hợp đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng một cách tích cực. Nó là lời cảnh báo mạnh mẽ cho những nhà quản trị và toàn công ty. Từ đó, nó tạo tiền đề cho những thay đổi cần thiết về sản phẩm, dịch vụ, cung ứng… Doanh nghiệp sẽ chủ động thay thế những thứ đã cũ, đã lạc hậu, không còn phù hợp thị hiếu khách hàng ưa chuộng.

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Không chỉ thế, doanh nghiệp có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm từ chính đối thủ cạnh tranh của mình. Đặc biệt, nếu họ kinh doanh những sản phẩm giống hoặc tương tự mình và cùng hướng tới giải quyết một nhu cầu hay đáp ứng một tệp khách hàng nhất định.

Những lần triển khai hoạt động sản xuất, Marketing, bán hàng… của họ sẽ là những case study thực tế nhất mà doanh nghiệp nên học hỏi. Cách đối thủ cạnh tranh triển khai sản xuất, bán hàng sẽ là những điểm cần lưu ý cho chiến lược kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.

Tuy nhiên ảnh hưởng chính vẫn là những tác động tiêu cực:

Thứ nhất ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần: Lợi nhuận chính là mục tiêu đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào muốn san sẻ thị phần kinh doanh hay giảm đi nguồn lợi nhuận vốn có của mình.

Vì thế, điều đáng lo ngại nhất khi nhắc tới ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh chính là lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp.

Thứ hai đó là ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn khách hàng:Nguồn doanh thu cho doanh nghiệp đến từ khả năng mua của khách hàng, nhất là lượng khách hàng trung thành. Vì thế đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách để lấy đi những khách hàng trung thành mà doanh nghiệp đang có. Đồng thời thu hút những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới.Với những khách hàng tiềm năng của bạn, đối thủ cạnh tranh sẽ luôn là người nhanh chân hơn. Họ sẽ tìm mọi cách lôi kéo những khách hàng trung lập này trở thành khách hàng trung thành của mình. Nhờ vậy tăng lượng mua hàng, tăng lợi cho doanh nghiệp.

Đó cũng là nguy cơ của doanh nghiệp sẽ không còn khách hàng để tiếp cận, thị thần không còn khả năng phát triển. Vì lý do đó mà doanh thu, lợi nhuận không còn cơ hội để tăng thêm.

Còn đối với những khách hàng trung thành, họ chính là nguồn sống của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc 80/20 thì 80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ 20% lượng khách hàng trung thành nhất. Lượng khách hàng này tạo ra phần lớn doanh thu nên họ luôn bị đối thủ cạnh tranh dòm ngó. doanh nghiệp cần có những chính sách chăm sóc khách hàng để giữ chân các khách hàng này.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments