Việc tìm hiểu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là rất cần thiết đối với mỗi cá nhân tổ chức khi bắt đầu vào việc kinh doanh, không những thế cách tích doanh thu bán hàng cũng vô cùng quan trọng, để biết được việc kinh doanh của nhà bán hàng có mang lại hiệu quả hay không.
Doanh thu bán hàng là gì?
Xem thêm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng được hiểu là tổng giá trị thực hiện được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có thể dùng cho mục đích biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ, trả lương, thưởng cho người lao động, trao đổi hàng hoá làm phương tiện thanh toán nợ cũng đều cần được tính đến khi xác định thu nhập bán hàng. Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi mà đơn vị chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và dịch vụ.
Cách tính doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có thể được chia ra làm 2 loại doanh thu như: Tổng doanh thu và doanh thu thuần, vì vậy mà cách tính doanh thu bán hàng cũng có hai cách theo hai loại doanh thu này:
– Đối với tổng doanh thu: Tổng doanh thu là toàn bộ số tiền ban đầu người bán thu được sau khi thực hiện các hoạt động bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, chắc chắn rằng chưa trừ đi chi phí gốc và tổng doanh thu được tính như sau:
Tổng doanh thu = Sản lượng * Giá bán
– Thứ hai là Doanh thu thuần là doanh thu thực của doanh nghiệp loại doanh thu này dùng để tính toán và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Từ doanh thu thuần này doanh nghiệp có thể tính được lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế và từ đó xác định được lãi, lỗ trong kỳ tính. Doanh thu thuần được tính như sau:
Doanh thu bán hàng thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ có thể là các khoản được kể đươi đây bao gồm: Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán, Giá trị hàng hóa bị trả lại.
Doanh nghiệp chắc chắn cần phải xác định tổng doanh thu và doanh thu thuần qua các cách tính doanh thu bán hàng để có thể kiểm soát và quản lý lượng hàng hóa bán ra hay tính toán các khoản khấu trừ, chi phí phát sinh nữa
Ý nghĩa của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp nó giúp doanh nghiệp tồn tại và hoạt động tốt, cụ thể là giúp doanh nghiệp chi trả được các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh. Đây là nguồn tài chính tiên quyết đến hoạt động kế toán trong năm tiếp theo. Có thể nói doanh thu là một yếu tố mà ai ai cũng cho là quan trọng khi bán hàng hay cung cấp dịch vụ.
Doanh thu phản ánh kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như đóng thuế và các nghĩa vụ khác.
Việc tăng doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp hay thương nhân nâng cao được vị thế cạnh tranh và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời với đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vững vàng hơn trên thương trường.

Cách tăng doanh thu bán hàng
Xác định khách hàng phù hợp
Xác định khách hàng là một điều kiện vô cùng quan trọng để tăng doanh thu bán hàng, khách hàng thì nên cá định phân loại theo hai nhánh đó chính là khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: Tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn lực vào những hoạt động Marketing không hiệu quả, Khoanh vùng được chính xác đối tượng, điều này giúp tăng hiệu quả trong việc triển khai các kế hoạch hay chiến dịch kinh doanh, không những thế xác định khách hàng mục tiêu sẽ giúp xác định đúng khách hàng tiềm năng
Nhánh thứ hai là khách hàng tiềm năng, Khi xác định khách hàng tiềm năng đúng sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp gồm: Tăng lượng khách hàng trung thành, tăng doanh số bán hàng, gia tăng thêm số khách hàng tiềm năng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Thúc đẩy mạnh mẽ các kênh, hoạt động bán hàng
Ngày nay khi thương mại điện tử phát triển và không ngừng lập những kỷ lục mới, thúc đẩy mạnh mẽ các kênh bán hàng là một lựa chọn thông minh của mỗi doanh nghiệp. Ngoài việc dùng các nền tảng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thì việc lập website cho việc bán hàng miễn phí là một lựa chọn không hề tệ. Ngoài ra còn có các kênh khác như mạng xã hội facebook hay sàn thương mại điện tử shopee, việc sở hữu đa kênh bán hàng và có hoạt động bán hàng sôi nổi sẽ là một lợi thế lớn cho doanh doanh, mặc dù vậy việc quản lý cá kênh trên cũng là một vấn đề cần được đặt ra.
Tiếp nhận, xử lý các ý kiến phản hồi của khách hàng
Đây chính là việc chăm sóc khách hàng, một nhóm khách hàng khi đã dùng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp một lần thì không nên bỏ bê không quan tâm tới nữa. Mà việc chăm sóc khách hàng đã từng dùng dịch vụ và sản phẩm của công ty là một chiến lược để tăng doanh thu rất tốt. Vì họ có thể cảm nhận được sự tận tình của doanh nghiệp và khi cần, họ có thể dùng những dịch vụ khác của công ty hoặc giới thiệu cho những người thân thiết khác nữa. Ý kiến phản hồi của khách hàng có thể có những ý kiến tích cực và tiêu cực, những ý kiến tích cực thì nên tiếp tục phát huy những ý kiến tiêu cực thì nên ghi nhận và tiếp tục hoàn thiện cho doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Việc tìm hiểu nghiên cứu hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng là một cách làm rất hiệu quả để xác định được khách hàng tiềm năng cho mình. Những việc làm khi phân tích đối thủ hiệu quả gồm:
Phân loại đối thủ, xác định xem các thông tin tổng quan như tập khách hàng, doanh thu bán hàng của đối thủ ra sao, Phân tích đặc tính của sản phẩm và ưu nhược điểm về công nghệ của họ như thế nào, Nắm bắt đối tượng khách hàng mà đối thủ nhắm tới và mức độ nhận diện thương hiệu hay kênh/nền tảng đang được sử, Phân tích chiến lược SEO của doanh nghiệp đối thủ, So sánh giá cả giữa doanh nghiệp của bạn và đối thủ.