Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpKiến thức về doanh nghiệpNhững điều cần biết về doanh nghiệp xã hội

Những điều cần biết về doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là một thuật ngữ pháp lý mới nhưng đang nhận được nhiều sự chú ý của cả các nhà nghiên cứu luật học, các nhà hoạch định chính sách là các nhà đầu tư trẻ. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì, có gì khác so với các loại hình doanh nghiệp khác? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm xuất hiện trong thời gian gần đây và đang nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý. 

Luật doanh nghiệp năm 2020 không đưa ra quy định định nghĩa về doanh nghiệp xã hội nhưng có các tiêu chí để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp xã hội. Từ đó, chúng ta có thể khái quát: doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, với mục đích hoạt động là để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu trên.. 

Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

doanh nghiệp xã hội
  • Doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp 2020

Doanh nghiệp xã hội được thành lập theo luật giống như những loại hình doanh nghiệp thông thường, nghĩa là doanh nghiệp xã hội phải thông qua thủ tục đăng ký doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp xã hội đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về chủ thể thành lập. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội cũng phải đáp ứng điều kiện về ngành nghề kinh doanh cụ thể.

  • Doanh nghiệp xã hội có hoạt động kinh doanh nhưng luôn đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

Doanh nghiệp xã hội thực hiện hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận để tự tạo nguồn lực tài chính thực hiện vấn đề xã hội mà họ giải quyết.

Doanh nghiệp xã hội chính là sự kết hợp của loại hình doanh nghiệp kinh doanh truyền thống với các tổ chức thiện nguyện vì xã hội. Doanh nghiệp xã hội hoạt động mục tiêu xã hội bằng cách xác định nhóm đối tượng cần được hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho họ, lợi nhuận từ việc kinh doanh đó doanh nghiệp sẽ tái đầu tư để tiếp tục giải quyết những khó khăn xã hội.

  • Doanh nghiệp xã hội thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

Theo như quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 điểm c khoản 1 điều 10, doanh nghiệp xã hội phải thực hiện tái đầu tư phần lợi nhuận ít nhất lên đến 51% để phục vụ mục tiêu xã hội. 

Ở các loại hình doanh nghiệp khác, lợi nhuận thu được từ kinh doanh sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước sẽ được sử dụng để chia cho các thành viên, tái đầu tư hoặc thiết lập một số quỹ nội bộ. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội cũng thực hiện hoạt động kinh doanh và có lợi nhuận tương tự như các doanh nghiệp thông thường nhưng lại phải sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi. Các nhà đầu tư vào doanh nghiệp xã hội không trông chờ vào việc kiếm lợi nhuận mà họ hướng tới mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội hơn cả.

  • Đối tượng phục vụ và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhóm yếu thế và các vấn đề xã hội, môi trường vì mục đích cộng đồng

Đối tượng được doanh nghiệp xã hội dành nguồn lực tài chính để hỗ trợ là nhóm người yếu thế và các vấn đề về xã hội, môi trường. Nhóm yếu thế được hiểu là nhóm người có khả năng hạn chế về việc làm, tài chính, cơ hội học tập, cơ hội có việc làm, cơ hội được đào tạo, …do có điều kiện hoàn cảnh đặc biệt (như người khuyết tật, trẻ mồ côi). Vấn đề bảo vệ môi trường cũng là đối tượng đáng được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến đời sống con người  nghiêm trọng.

Ở doanh nghiệp khác, mục tiêu chủ yếu của họ là lợi nhuận thuần túy nên đối tượng chủ yếu hướng đến là khách hàng, đối tác có khả năng cao.. Nhưng doanh nghiệp xã hội lại xác định rằng lợi nhuận chỉ là phương thức để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường ngay từ thời điểm thành lập. Vì vậy, đối tượng hướng đến của doanh nghiệp xã hội là  những đối tượng thật sự cần được hỗ trợ, khi mà họ không có đủ khả năng chi trả tài chính.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

doanh nghiệp xã hội
  • Quyền lợi của doanh nghiệp xã hội

Căn cứ quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 khoản 2 Điều 10 thì doanh nghiệp xã hội có những quyền chung tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác và có quyền lợi riêng như sau:

– Chủ sở hữu, người quản lý của doanh nghiệp xã hội được tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp chứng chỉ, cấp giấy phép và cấp giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật

– Được huy động tài trợ và nhận tài trợ dưới nhiều hình thức khác nhau từ doanh nghiệp, cá nhân,  tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp

  • Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Ngoài những nghĩa vụ chung như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp xã hội có nghĩa vụ riêng như sau:

– Duy trì mục tiêu và điều kiện hoạt động

Doanh nghiệp xã hội có nghĩa vụ duy trì mục tiêu và điều kiện hoạt động trong suốt quá trình hoạt động; Nếu đang hoạt động mà muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật

– Các nghĩa vụ khi nhận các khoản tài trợ

  • Không được sử dụng các khoản tài trợ nhận được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm thì doanh nghiệp phải gửi Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện cho Sở Kế hoạch & Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc UBND tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Thực hiện Cam kết mục tiêu xã hội, môi trường

Doanh nghiệp xã hội phải thông báo việc cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan ĐKKD để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động

Ví dụ về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

doanh nghiệp xã hội
Đầu tư dài hạn trong bao lâu

Báo Dân trí 2019 nhận định: Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam ngày càng trẻ và giàu tham vọng

Theo báo cáo nghiên cứu của  Hội Đồng Anh  về “Hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam” công bố ngày 23/3 vừa qua, các dự án, mô hình theo định hướng DNXH có mặt trên cả nước. Trong đó, 30% doanh nghiệp tập trung ở Hà Nội, 21% ở TP.HCM, số còn lại tập trung ở các khu vực nông thôn. Lĩnh vực có nhiều dự án, DNXH hoạt động nhất tại Việt Nam là nông nghiệp (35%), tiếp đến là ngành dịch vụ du lịch-nhà hàng-khách sạn (9%), giáo dục (9%) và môi trường (7%).

30% DNXH ở Việt Nam hoạt động tại thị trường trong nước, 21% doanh nghiệp đã đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp thể hiện tham vọng tiến ra thị trường quốc tế.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments