Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpCạnh tranhDoanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam

Doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam

Doanh nghiệp độc quyền được coi là doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp đó sẽ chiếm vị trí độc tôn và không có sự cạnh tranh nào trên thị trường. Vậy pháp luật quy định như thế nào về doanh nghiệp độc quyền. Hãy cùng công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu ngay sau đây.

Doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam

Doanh nghiệp độc quyền là gì?

Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu  nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường có liên quan.

Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp chiếm vị trí độc tôn và không có sự cạnh tranh nào trên thị trường. Theo đó, doanh nghiệp độc quyền sẽ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường.

Doanh nghiệp độc quyền là gì?
Doanh nghiệp độc quyền là gì?

Xem thêm: Cạnh tranh không lành mạnh

Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền

Từ khái niệm doanh nghiệp độc quyền có thể rút ra được một số đặc điểm sau đây:

– Một thị trường độc quyền thường được điều tiết chi phối bởi một nhà cung cấp duy nhất. 

Có thể nói, đây là rào cản cung cấp sản phẩm ra thị trường đối với các nhà cung cấp khác. Giấy phép được cấp từ chính phủ, bằng sáng chế bản quyền hay quyền sở hữu tài nguyên, chi phí đầu tư đều rất lớn… chính là một số rào cản gia nhập thị trường độc quyền. Khi một nhà cung cấp nào đó kiểm soát được việc cung cấp và sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, các công ty khác khó có thể tham gia vào thị trường độc quyền. 

– Tối đa hóa lợi nhuận

Trong thị trường độc quyền, các doanh nghiệp độc quyền thường tối đa hóa mọi lợi nhuận. Theo đó, các doanh nghiệp đó có thể đặt giá cao hơn mức giá bình thường mà họ có thể có trong một thị trường cạnh tranh để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Do không có cạnh tranh nên mức giá do công ty độc quyền ấn định sẽ là giá thị trường.

– Sản phẩm không độc đáo 

Vì thị trường độc quyền thường được điều tiết và chi phối bởi một nhà cũng cấp duy nhất nên không có sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.

– Trong điều kiện độc quyền, nếu doanh nghiệp muốn bán được số lượng hàng hóa nhiều hơn thì giá bán của sản phẩm sẽ giảm xuống theo quy luật cầu. Vì lượng hàng hóa được bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán ở mọi sản lượng.

– Do không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực thị trường lớn.

– Trong trường hợp người tiêu dùng khó có khả năng chuyển nhượng hàng hóa cho nhau, doanh nghiệp độc quyền có thể áp dụng chiến lược phân biệt đối xử về giá để tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận.

Xem thêm: độc quyền

Ví dụ về doanh nghiệp độc quyền ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 20 ngành nghề độc quyền do Nhà nước trực tiếp quản lý và cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ như Công ty Phát hành xổ số kiến thiết, ngành thủy điện…

Ví dụ về doanh nghiệp độc quyền ở Việt nam
Ví dụ về doanh nghiệp độc quyền ở Việt nam

Doanh nghiệp độc quyền thực hiện hành vi theo Luật cạnh tranh

Mặc dù khác được ưu ái trên thị trường nhưng theo quy định của Luật cạnh tranh 2018 thì pháp luật cũng cấm các doanh nghiệp độc quyền thực hiện các hành vi, cụ thể như sau:

– Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra những thiệt hại nhất định cho khách hàng;

– Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển công nghệ, kỹ thuật có khả năng gây ra hoặc trực tiếp gây ra thiệt hại cho khách hàng;

– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong việc ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

– Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

– Lợi dụng vị trí độc quyền để nhằm mục đích đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

– Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung về khái niệm, đặc điểm, các ví dụ cụ thể về doanh nghiệp độc quyền cũng như các hành vi của doanh nghiệp này theo Luật Canh tranh. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn bản chất của doanh nghiệp độc quyền.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments