Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024
Google search engine
HomeDoanh nghiệpĐầu tưNhững điều cần biết khi đầu tư dự án

Những điều cần biết khi đầu tư dự án

Hẳn bạn đang mong muốn đầu tư một dự án trong tương lai nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu. Liệu sẽ có những khó khăn gì? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về quy trình đầu tư dự án sẽ như thế nào?

Đầu tư dự án

Đầu tư dự án là gì?

Đầu tư dự án là hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa cá nhân với cá nhân về mặt nhân lực hoặc tiền bạc nhằm mục đích hai bên đều có lợi và có khả năng phát triển trong tương lai.

Quyết định đầu tư dự án 

đầu tư dự
đầu tư dự án

Khá nhiều người mong muốn được đầu tư riêng cho mình một dự án nhưng không phải ai cũng đưa ra được quyết định đó. Thứ nhất để quyết định đầu tư một dự án bạn cần có mục đích, kế hoạch rõ ràng, bên cạnh đó bạn cũng cần phải xác định được khả năng nguồn vốn.

Chủ đầu tư dự án là gì?

Các cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn thì được gọi là chủ đầu tư  đối với các hoạt động sản xuất trong kinh doanh.Hoặc có thể là người được giao vốn để triển khai xây dựng các dự án trong lĩnh vực thiết kế xây dựng và bất động sản. 

Chủ đầu tư sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi thứ trong dự án được đầu tư xây dựng từ chất lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án. Đó là trách nhiệm phải có đối với người quản lý nguồn vốn đầu tư. 

Quy trình đầu tư dự án 

đầu tư dự án
đầu tư dự án

Khá nhiều người có mong muốn được đầu tư vào một dự án của nhà nước nhưng không phải ai cũng biết bản thân nên bắt đầu từ đâu. Sau đây là quy trình thực hiện đầu tư dự án:

A.  Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

1. Quy trình xin chủ đầu tư

Trước khi xin chủ đầu tư các nhà đầu tư cần nghiên cứu và khảo sát thị trường , tìm kiếm khu đất thực sự thuận lợi sau đó lên phương án và làm giấy tờ xin đầu tư và chờ phê duyệt,

2. Quy trình quy hoạch

+ Đối với dự án chưa được quy hoạch.

• Thứ nhất phải xin giấy cấp giấy phép quy hoạch.

• Thứ 2 là lập bảng quy hoạch chi tiết 1/2000.

• Thứ 3 các dự án đã quy hoạch 1/2000.

• Thứ 4 thỏa thuận quy hoạch theo kiến trúc.

• Thứ 5 lập quy hoạch chi tiết 1/500.

+ Với dự án đã quy hoạch rồi 1/500

• Việc đầu tiên là làm thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch.

• Sau đó thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

• Tiếp đến là phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

3. Quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.

+ Làm hồ sơ, giấy tờ xin giao đất, thuê đất.

+ Chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận địa điểm đầu tư.

+ Lập phương án tổng thể về bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho người dân.

+ Thu hồi đất.

+ Thành lập hội đồng bồi thường: lập phương án và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

B. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

đầu tư dự án
đầu tư dự án

1. Khảo sát xây dựng.

Việc khảo sát là quy trình quan trọng trước khi đầu tư dự án. Việc khảo sát nhằm phục vụ cho quá trình báo cáo, thiết kế, và lựa chọn nhà thầu thích hợp. Bên cạnh đó đó cũng là cách để nghiệm thu và lưu trữ kết quả cho việc xây dựng

2. Đầu tư dự án xây dựng

  • Xác định phương án kiến trúc.
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi
  • Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình từ 15 tỉ trở lên.
  • Đánh giá thật chi tiết tác động của môi trường, công tác phòng chữa cháy, điện nước, chiều cao tĩnh không, kiến trúc, quy hoạch.
  • Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở.
  • Duyệt dự án đầu tư và cấp phép xây dựng
  • Đấu thầu xây dựng.
  • Lựa chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế và quản lý dự án.
  • Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.
  • Thiết kế xây dựng: thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
  • Lựa chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế, lập bản thiết kế, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, thay đổi ( nếu có ) và cuối cùng là nghiệm thu.

3. Thi công xây dựng và kết thúc dự án.

Sau khi tất cả các thủ tục và quy trình trên đã hoàn thành thì chủ thầu bắt đầu thi công công trình.Nên nhớ trong quá trình thi công phải luôn theo dõi giám sát, mọi thứ phải rõ ràng để sau này dễ quyết toán. Sau khi quá trình thi công hoàn thành bắt đầu nghiệm thu và hoàn công, quyết toán các khoản và chứng nhận sở hữu công trình. Kết thúc công trình có thể bắt đầu đưa vào sử dụng. 

Xem thêm tại đây: môi trường đầu tư tại Việt Nam

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments